Lưu trữ Blog

21/4/08

Tác động của thuốc cỏ được sử dụng trong cây bắp chuyển gen

TINKHOAHOC. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Ghent, Belgium cho thấy hầu hết hệ thống chọn lọc trên môi trường có thuốc cỏ đối với cây bắp chuyển gen có tác động tốt với môi trường hơn cây bình thường. Điều này do khả năng của glyphosate (Gly) và glufosinate ammonium (Glu) chứa thấp hơn khi thấm qua tầng nước ngầm, và độ độc cũng thấp hơn đối với sinh vật sống trong nước. Họ đã sử dụng hệ thống chỉ thị rủi ro về môi trường và thuốc sâu (POCER) để đo lường những tác động của hệ thống thuốc cỏ. Khi Gly hoặc Glu được sử dụng riêng biệt, các giá trị POCER về môi trường giảm gấp 6 lần. Tuy nhiên, tác động môi trường của hệ thống thuốc cỏ thế hệ mới chưa được dự đóan do giả định về chất hữu hiệu (active ingredients = a.i.) được sử dụng trong cây bắp chuyển gen vẫn đang xem xét độc lập. Xem tạp chí Transgenic Research tại http://www.springerlink.com/content/r45l62h1k246331g/fulltext.pdf

(Bùi Chí Bửu)

Thay đổi khí hậu toàn cầu và công nghệ sinh học

TINKHOAHOC. Hai chuyên gia nổi tiếng về an ninh lương thực (Joachim von Braun, Viện Trưởng IFPRI ở Washington DC, Hoa Kỳ và Dr. M.S. Swaminathan, Ấn Độ) đã nhấn mạnh về công nghệ sinh học (CNSH) trong giải quyết vấn đề có liên quan đến thay đổi khí hậu tòan cầu. “CNSH có thể có vai trò qaun trọng với tính bền vững lâu dài khi khí hậu thay đổi. Nhất là ở các nước đang phát triển, nó càng quan trọng hơn so với nước đã phát triển. Bởi vì hệ quả của thay đổi khí hậu đều dẫn đến sự bất ổn về thiếu hụt lương thực và vấn đề chất lượng lương thực. Tiến sĩ M.S. Swaminathan, người nổi tiếng với danh hiệu Cha đẻ của cách mạng xanh Ấn Độ, cho rằng "CNSH có thể tạo ra con đường mới trong khi khí hậu thay đổi. Tính trạng chống chịu khô hạn có thể được đưa vào cây trồng, thí dụ cây lúa, nhờ chuyển gen mục tiêu. Bài tổng quan có thể được xem trên http://www.globalchange-discussion.org/interview/joachim_von_braun/full_interview và http://www.globalchange-discussion.org/interview/ms_swaminathan/full_interview. Thảo luận trên internet về “Global Change and Biotechnology” bằng cách log into http://www.globalchange-discussion.org

18/4/08

Giới thiệu luận án tiến sĩ nông nghiệp Nguyễn Thị Cách

TINKHOAHOC. Công trình "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất sắn trên vùng gò đồi tỉnh Thừa Thiên Huế" của NCS. Nguyễn Thị Cách, cán bộ giảng dạy Trường Đại Học Nông Lâm Huế, được hoàn thành năm 2008 tại Đại Học Huế. Người hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Trần Văn Minh và GS. TS. Phạm Văn Biên. Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước tại thành phố Huế. Luận án có tại Thư Viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại Học Nông Lâm Huế. Liên hệ tác giả tại điện thoại 0914078321. Tin nhanh luận án đọc tại http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc và http://tinkhoahoc.blogspot.com

Cây sắn Việt Nam đang chuyển đổi nhanh chóng vai trò từ cây lương thực thành cây công nghiệp với tốc độ phát triển cao ở những năm đầu thế kỷ 21. Năm 2006, diện tích sắn đạt 474,80 nghìn ha, năng suất 16,25 tấn/ ha, sản lượng 7,7 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2007). So với năm 1999, sản lượng sắn đã tăng 4,3 lần, năng suất sắn đã tăng gấp đôi với tốc độ tăng mỗi năm 14,7%. Toàn quốc hiện có 53 nhà máy chế biến tinh bột sắn đã đi vào họat động và bảy nhà máy đang xây dựng với tổng công suất chế biến 3,8 triệu tấn sắn củ tươi/ năm, sản xuất hàng năm 800.000 - 1.200.000 tấn tinh bột sắn, trong đó khoảng 70% dành cho xuất khẩu và 30% tiêu thụ nội địa. Sắn là cây nguyên liệu sinh học chịu hạn, chịu được các điều kiện khí hậu và đất đai khắc nghiệt, dễ trồng, thích hợp nông dân nghèo, ít vốn,. giá cạnh tranh , đồng thời là cây thức ăn gia súc có thị trường nội địa rộng, góp phần giải quyết nhiều việc làm ở nông thôn, đặc biệt là lao động nữ. Lợi nhuận từ sản xuất và chế biến sắn được phân phối rộng cho nhiều đối tượng từ người trồng đến người chế biến. Vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ chiếm 65,44% diện tích và 73,30 sản lượng sắn của toàn quốc. Thừa Thiên Huế hiện có 6628 ha sắn, sản lượng 102,6 ngàn tấn và đã có nhà máy chế biến tinh bột sắn đang họat động hiệu qủa. Mục tiêu của đề tài là: 1) Tìm giống sắn năng suất củ và tinh bột cao; 2) Xác định biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác sắn; 3) Chuyển giao các biện pháp kỹ thuật có sự tham gia của các nông hộ để nâng cao năng lực sản xuất sắn bền vững tại Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận. Những nội dung chính của luận án là: khảo nghiệm và mở rộng các giống mới năng suất bột cao thích hợp sinh thái; trồng sắn trái vụ để nâng cao hiệu qủa kinh tế và giảm bớt sự khan hiếm nguyên liệu của các nhà máy chế biến sắn; xác định mật độ trồng tối ưu cho các giống sắn mới; xác định tỷ lệ phân khoáng N, K cân đối và hiệu qủa thích hợp cho vùng này; nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng xen cây họ đậu với sắn và kỹ thuật canh tác sắn thích hợp bền vững trên đất dốc. Đề tài luận án trực tiếp đi thắng vào những vấn đề thực tiễn cấp bách trong sản xuất sắn của đia phương. Luận án là một trong những nội dung nghiên cứu chính hợp tác giữa Trường Đại học Nông Lâm Huế với Chương trình Sắn Việt Nam và CIAT tại vùng duyên hải miền Trung. Mạng lưới Sắn Việt Nam đã tổ chức hội thảo sắn ở Huế và tham quan đồng ruộng các thí nghiệm này tại các xã Hồng Hạ (huyện A Lưới), Thượng Long (huyện Nam Đông), Hương Vân (huyện Hương Trà) với nhiều chuyên gia sắn quốc tế tham gia. Các thí nghiệm đều được đánh giá tốt.Phân tích chỉ tiêu và xử lý số liệu theo phương pháp chuẩn và thông dụng hiện nay. Luận án có bảy kết luận đồng thời cũng là những đóng góp mới: 1) Xác định được hai giống sắn tốt KM98-1, KM94 có năng suất củ, năng suất tinh bột, chỉ số chọn lựa và hiệu qủa kinh tế cao ở cả ba vùng đồi trọng điểm ở Thừa Thiên Huế. Đặc biệt là giống sắn KM98-1 đa tác dụng có nhiều ưu điểm. 2) Xác định được kỹ thuật trồng sắn KM98-1 vào giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 cây sinh trưởng tốt, năng suất củ tươi, năng suất bột và lợi nhuận cao; 3) Xác định được mật độ trồng thích hợp của giống sắn KM98-1 là 1,6 vạn hom/ ha (0,8 mx 0,8m x 1m để 1-2 thân/ hom)thân/ hom) hoặc 1,8 vạn hom/ ha (0,8 m x 0,7m x 1m để 1 thân/ hom) đạt hiệu suất quang hợp cao, độ che phủ đất hợp lý và hiệu qủa kinh tế cao. 4) Xác định được trên đất gò đồi Thừa Thiên Huế với giống sắn KM98-1 ở nền 10 tấn phân chuồng + 30 kg P2O5 + 300 kg vôi/ ha, bón 90 N + 120 K2O cho năng suất củ tươi thực thu, năng suất tinh bột và hiệu qủa kinh tế cao nhất, bón 60 N + 90 K2O cho hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với khả năng đầu tư của nông dân nghèo. 5) kết luận được việc trồng xen ba hàng lạc giữa hại hàng săn ở vùng gò thấp huyện Hương Trà là thích hợp và cho hiệu qủa kinh tế cao; trồng xen đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ với sắn phù hợp với vùng đồi Nam Đông và A Lưới , đạt năng suất, lợi nhuận cao và góp phần cải tạo đất. 6) Xác định và và giới thiệu với sản xuất kỹ thuật trồng sắn KM98-1 ở đất đồi kết hợp với trồng băng cỏ vetiver + dứa hoặc cốt khí + dứa trên các đường đồng mức có tác dụng chống xói mòn và cải thiện tính chất lý hoá tính đất. 7) Xây dựng các mô hình trồng sắn hiệu qủa đã chuyển giao 519 ha giống sắn KM98-1, và 74 ha lạc, đậu đen, đậu đỏ trồng xen, 7800 m dài mô hình cốt khí + dứa. Tổ chức được 7 lớp tập huấn với 165 nông dân tham gia, cung cấp 505 tài liệu , tiến hành 6 lượt tham quan hội nghị đầu bờ, 3 hội thảo. Những kết qủa này đã có ý nghĩa tốt đối với khoa học và thực tiễn sản xuất.

15/4/08

Vì sao giá lương thực thế giới leo thang?

TINKHOAHOC. Giá lúa mỳ, gạo và ngô đã tăng gần gấp đôi trong năm qua. Nhưng không chỉ những mặt hàng nông sản đó tăng giá trên thị trường quốc tế. Mọi chuyện diễn biến xấu tới mức các cơ quan viện trợ nhân đạo trên thế giới phải cơ cấu lại các chương trình của mình. Vì sao giá cả lương thực leo thang? Nguyên nhân chính là sự gia tăng của dân số thế giới dự báo sẽ tăng lên chín tỷ người giữa thế kỷ 21, dẫn tới nhu cầu lương thực khổng lồ, và cùng lúc tạo áp lực lên một loạt các nguồn tài nguyên như đất, nước, dầu mỏ ...; Những nguyên nhân khác là: Sức mua tăng do sự phát triển kinh tế ở nhiều nước đang tạo ra một loạt những người tiêu dùng trung lưu mua nhiều thịt và đồ ăn chế biến chiếm tới 80% số lượng thực phẩm và bia rượu bán ra theo ước tính của FAO; Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, sự sa mạc hoá, trái đất nóng lên, bão lụt thiên tai; Sự thiếu hụt năng lượng dẫn đến sự chuyển dịch trong quá trình sản xuất nông nghiệp từ lương thực sang năng lượng sinh học ước chiếm tới khoảng 30% sản lượng ngô của Mỹ vào năm 2010, khiến bột ngô trên thị trường quốc tế tăng cao. Những giải pháp chính là trợ giá lương thực, cứu trợ nhân đạo, viện trợ nông nghiệp, bảo vệ quyền lợi của các nhà nông nhỏ lẽ trước yêu cầu đòi mở cửa toàn diện thị trường của các nước giàu. Tin BBC. Xem chi tiết tại http://www.fao.org; đọc tin nhanh ở VietNamNet Online hoặc http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc.

12/4/08

Kiểm soát độc tố trong ngô

TINKHOAHOC. Aflatoxins là toxin tự nhiên do vi nấm Aspergillus gây ra, đó là một trong những chất gây ra ung thư. Khi sử dụng ngô làm lương thực và nhiên liệu, người ta tạo ra những quan tâm nhiều hơn về sự kiện tạp nhiễm thay vì độc tố. Điều kiện sản xuất ngô ở Châu Phi rất tốt cho Aspergillus phát triển. Năm 2007, có trên 100 người chết vì ngộ độc aflatoxin ở Kenya. Các nhà khoa học đang xem xét cách thức sản xuất giống ngô ít nhạy cảm với aflatoxin. Việc sử dụng giống ngô kháng sâu thông qua độc tố của protein Bt đã cho ra kết quả làm giảm hàm lượng mycotoxins, vì những giống này kháng sâu cho phép vi nấm tạo ra độc tố trong cây. Giống ngô Bt được chấp thuận cho trồng tại Hoa Kỳ còn có những gen bổ sung, bảo vệ cây chống lại sâu armyworm, chúng thường kết hợp với aflatoxin, mối đe dọa nghiêm trọng cho vùng trồng ngô ở phía Nam của Hoa Kỳ. Kết quả khảo nghiệm trên đồng ruộng cho thấy giống ngô mới này đã làm giảm mức độ độc tính của aflatoxin. Xem: http://portal.acs.org/portal/acs/corg/content

(Bùi Chí Bửu)

Chọn tạo giống lúa japonica bằng công cụ genomics

TINKHOAHOC. Hầu hết các giống lúa trồng đều thuộc về hai lòai phụ indica và japonica. Những nghiên cứu gần đây cho thấy hai nhóm lòai phụ này tiến hóa từ hai trung tâm khởi nguyên độc lập nhau ở Châu Á.. Japonica có thể trồng ở cả vùng nhiệt đới và ôn đới, trong khi indica chỉ ở vùng nhiệt đới. Đa dạng di truyền của japonica subspecies, hẹp hơn indica. Muốn tạo ra giống lúa có năng suất cao, chống chịu stress, ngân hàng gen của japonica phải được đa dạng hóa. Một báo cáo tổng quan đăng trên tạp chí Molecular Breeding đã thảo luận những tiến bộ trong genomics gần đây giúp cho việc chọn tạo giống lúa japonica tốt hơn. Nhà nghiên cứu có thể định vị các gen hữu ích của indica cũng như lúa hoang dại có quan hệ gần với lúa trồng bằng chuỗi trùng tự đầy đủ trong genome cây lúa, và những công cụ hiện có. Công cụ EcoTILLING, một qui trình có mức độ hiệu quả cao dùng để thanh lọc các dòng đột biến với sự khác nhau chuỗi trình tự của các gen đã được biết, và công cụ đánh giá kiểu gen trên cơ sở microarray. Các gen có ích được kết hợp với gen điuều khiển tính trạng thương mại japonica thông qua kỹ thuật chọn giống nhờ marker phân tử (MAS). Tác giả gợi ý rằng chiến lược chọn giống đã thành công trong indica thí dụ như cây lúa có dạng hình lý tưởng và lúa lai, có thể được ứng dụng cho cải tiến giống lúa japonica. Xem http://www.springerlink.com/content/h70810v82521552j/?p=ae31797184e847199e890c0a15b94189&pi=4

(Bùi Chí Bửu)

8/4/08

Chọn giống lúa biến đổi gen thông qua marker kháng mặn

TINKHOAHOC. Mối quan tâm của đại chúng về việc phát triển giống cây trồng biến đổi gen có chứa marker gen kháng thuốc cỏ và thuốc kháng sinh, làm cho quá trình chấp nhận của công chúng về thương mại bị hạn chế. Do đó, người cố gắng hạn chế trong phát triển cây biến đổi gen thông qua chọn lọc với thuốc cỏ và thuốc kháng sinh. Các nhà khoa học thuộc ĐH Hebei Normal, Trung Quốc và ĐH Cornell, Hoa Kỳ đã phát triển phương pháp chọn lọc trên nền tảng muối sodium chloride, để tìm kiếm cây biến đổi gen tái sinh từ những tế bào chuyển nạp. Plasmids chứa gen kháng muối OsDREB2A và AtSOS1 được đưa vào cây lúa. Sự thể hiện gen này từ cây mô hình Arabidopsis đã đạt kết quả thể hiện tính chống chịu tốt với mặn. các dòng lúa transgenic có thể được tái sinh trong môi trường có 200 mM sodium chloride. Việc sử dụng các gen OsDREB2A và AtSOS1 đã hòan thành được hai nhiệm vụ quan trọng trong cùng một thời gian: sản sinh ra được dòng lúa kháng mặn và phát triển được phương pháp chọn lọc hệ thống mà không cần dùng marker chọn lọc có tính kháng thuốc cỏ và thuốc kháng sinh.Xem http://dx.doi.org/10.1016/j.plantsci.2008.01.017

(Bùi Chí Bửu)

Gen chống chịu mới của cây Jatropha

TINKHOAHOC. Điều kiện ngọai cản khắc nghiệt như thiếu nước, nhiệt độ quá cao và quá thấp, nhiễm mặn cao đều ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Trong khi bị stress, cây tạo ra vô số hợp chất để tự bảo vệ. Một trong những hợp chất đó là glycinebetaine (GB). Nó duy trì lượng protein và duy trì sự nguyên vẹn của màng trong điều kiện khô hạn nhờ họat động như một chất thẩm thấu. GB có phổ biến trong thực vật hạt kín (angiosperms), thể hiện kháng mặn nhờ duy trì áp suất tế bào và duy trì các máy móc phục vụ quang tổng hợp. Các nhà khoa học thuộc ĐH Sichuan, Trung Quốc đã phân lập được gen JcBd1 mã hóa betaine aldehyde dehydrogenase (enzyme trụ cột trong sinh tổng hợp GB của cây Jatropha curcas, chứng minh sự thích nghi đối với stress do môi trường. Jatropha vừa được mọi người quan tâm vì hạt của nó được dùng làm vật liệu chế biến biodiesel. Các nòi vi khuẩn E. coli thể hiện về chức năng gen JcBd1 cho thấy tính kháng gia tăng đối với “abiotic stressors” như nồng độ măn tăng. JcBD1 có thể sẽ trở thành một gen ứng cử viên tốt cho công nghệ di truyền tổng hợp GB trong thực vật. Xem tạp chí Plant Science hoặc http://dx.doi.org/10.1016/j.plantsci.2008.01.018

(Bùi Chí Bửu)

Quản lý tài liệu tham khảo trực tuyến

TINKHOAHOC. Một trong những khó khăn của các bạn sinh viên và những nhà nghiên cứu là tìm tài liệu tham khảo. Cách đơn giản là tích hợp các trang web cần tìm kiếm cùng chủ đề vào trong cùng một trang (như trang này). Cách nâng cao là quản lý tài liệu tham khảo trực tuyến nhờ những kỹ năng và phần mềm chuyên dụng. Vietbio đến từ www.sinhhocvietnam.com sẽ hướng dẫn bạn về cách làm này. Mời bạn tham gia diễn đàn nhà sinh học trẻ tại http://www.nhasinhhoctre.com/forum/viewtopic.php?t=1140 hoặc đọc hướng dẫn chi tiết tại http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc

5/4/08

Cây trồng nhiên liệu sinh học chịu hạn

TINKHOAHOC. Lúa miến, sắn, Pongamia, Jatropha được coi là những cây nhiên liệu sinh học chịu hạn góp phần tăng thu nhập cho các nông hộ sản xuất nhỏ ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Viện CRISAT đã tạo ra giống lúa miến mới có hàm lượng đường trong thân cây cao tới 42%. Bên cạnh cây lúa miến, ICRISAT cũng đẩy mạnh trồng PongamiaJatropha làm diesel sinh học. Xem chi tiết tại thông tin hội thảo quốc tế tại ICRISAT (Ấn Độ) ngày 1-2/5/2008 . Đọc thêm tin trước đó tại Bản tin Công nghệ Sinh học ADBIOTECH VIETNAM và http://hoangkimtinkhoahoc.blogspot.com/

ICRISAT tìm hiểu về tiềm năng nhiên liệu sinh học

Bản tin Công nghệ Sinh học
AG BIOTECH VIETNAM


TINKHOAHOC. Cũng như đối với cồn ethanol sinh học, nguyên liệu để cung cấp cho việc sản xuất dầu diesel sinh học ở các vùng đất khô cằn hiện đang thiếu hụt. ICRISAT đang cùng với một công ty tư nhân nghiên cứu về khả năng sử dụng lúa miến ngọt, cùng với hai loài cây khác của vùng khô cằn để góp phần đẩy mạnh nguồn cung cho sản xuất diesel sinh học. Hai loại cây này là Pongamia pinnata, một loại cây họ đậu và Jatropha curcas, một loại cây bụi chịu hạn. Cả hai loại cây này đều cho quả có chứa 35% dầu có thể thích hợp cho sản xuất dầu diesel sinh học.
Xem chi tiết tại http://hoangkimtinkhoahoc.blogspot.com/

Các kế hoạch sản xuất nhiên liệu sinh học có thể dẫn đến thiếu nước

NACESTI

TINKHOAHOC Nghiên cứu của IWMI cho biết, Trung Quốc đã đề ra mục tiêu tăng gấp bốn lần sản lượng nhiên liệu sinh học lên khoảng 4 tỷ galông ethanol, tức là bằng 9% nhu cầu xăng của nước này, vào năm 2020, từ mức 950 triệu galông năm 2002. Ấn Độ cũng đang theo đuổi một chiến lược đồ sộ tương tự. Tháng trước nước này đã công bố các kế hoạch tăng gấp đôi nhu cầu về xăng pha trộn ethanol lên 10% vào năm tới. Để đáp ứng các mục tiêu nhiên liệu sinh học của mình, Trung Quốc sẽ cần phải sản xuất thêm 26% ngô và Ấn Độ tăng thêm 16% mía, theo kết quả của công trình nghiên cứu. Sự gia tăng về sản lượng này sẽ đòi hỏi phải tăng thêm bình quân đầu người là 20 galông nước tưới mỗi ngày ở Trung Quốc và tăng thêm 18,5 galông mỗi ngày ở Ấn Độ, đấy là chưa tính đến lượng nước cần thiết để trồng cây lương thực.
Tin AP (AP, 11/10/2007) xem chi tiết tại http://hoangkimtinkhoahoc.blogspot.com/

Diezes sinh học, triển vọng những nghiên cứu thầm lặng tại Ấn Độ

Thành Ý

TINKHOAHOC. Trong xu thế giá dầu mỏ thế giới gia tăng và việc khai thác thiếu ổn định, Ấn Độ đã thầm lặng nghiên cứu và đạt được những thành công đáng kể trong khám phá nguồn diezen sinh học từ những loài cây chứa dầu như Jatropha, Pongamia, luá miến, sắn. Từ những kết quả đạt được trên quy mô lớn, các tổ chức khoa học hàng đầu Ấn Độ đã xây dựng quy trình và tổ chức sản xuất diezen sinh học trên quy mô thương mại. Loại nhiên liệu thân thiện môi trường, thay thế được dầu diezen truyền thống không đòi hỏi bất kỳ sự thay đổi nào trong kết cấu của các phương tiện sử dụng, đã thôi thúc những nhà hoạch định chính sách Ấn Độ đưa ra những kết quả táo bạo nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng gia tăng và tiết kiệm nhiều ngoại tệ nhập khẩu. Xem chi tiết tại Báo Khoa học và Phát triển hoặc đọc tại http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc

4/4/08

Cây có củ trong cơ cấu lương thực

TINKHOAHOC. Lúa, ngô, sắn, khoai lang là những cây lương thực chính của Việt Nam. Tổng quan về những cây trồng này đã được giới thiệu trên "học liệu mở" Từ điển Bách khoa mở Wikipedia_Tiếng Việt ( http://vi.wikipedia.org/wiki/Cây_lương_thực và trang Cây Lương thực (http://cayluongthuc.blogspot.com ). Bài này, GS.TS. Nguyễn Văn Luật, anh hùng lao động, nguyên Viện Trưởng Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, trao đổi về chủ đề "Cây có củ trong cơ cấu lương thực" nhấn mạnh vị trí kinh tế của cây khoai lang và cây khoai tây. Hiện đang có những mô hình trồng khoai lang đạt hiệu qủa kinh tế cao như anh Đỗ Qúy Hạo, xã Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất, (http:// www.khoailangbahao.com.vn ) lập nghiệp từ cây khoai lang trên đất nhiễm phèn nay thành doanh nghiệp "tỷ phú khoai lang"; mô hình nông dân ở huyện An Biên, U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang trồng khoai môn ở vùng chịu ảnh hưởng của mặn, với giá bán bình quân 1 kg khoai môn là 6.000 đồng, mỗi vụ khoai cho lợi nhuận 50-60 triệu đồng/ha, lãi gấp 5 lần so với lúa trồng trước đó. Tin và bài đọc tại http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc

(GS.TS. Nguyễn Văn Luật)

3/4/08

Giới thiệu luận án tiến sĩ nông nghiệp Trần Thanh Sơn

TINKHOAHOC. Công trình "Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện canh tác đến tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose của các giống lúa ở tỉnh An Giang" của Trần Thanh Sơn, cán bộ giảng dạy Trường Đại học Cần Thơ, được hoàn thành năm 2008 tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS). Người hướng dẫn khoa học là GS.TS. Bùi Chí Bửu và TS. Nguyễn Đình Lâm. Luận án sẽ được bảo vệ ngày 18 tháng 4 năm 2008 tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Luận án có tại Thư Viện Quốc gia, Thư viện IAS. Liên hệ tác giả tại điện thoại 0905252864 và email: thanhson@mail.com. Tin nhanh luận án đọc tại http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc

Lúa gạo là nguồn lương thực chính của thế giới và Việt Nam. Cây lúa có vị trí kinh tế quan trọng hàng đầu trong các cây lương thực ở nước ta để đảm bảo an ninh lương thực, chế biến thực phẩm, xuất khẩu và làm thức ăn gia súc. An Giang là tỉnh trọng điểm xuất khẩu lúa gạo của cả nước. Cây lúa tại vùng này chiếm đến 92% diện tích gieo trồng cây hàng năm.. Kết qủa điều tra khảo sát về sản xuất lúa gạo tại vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thấy độ đồng đều về chất lượng lúa gạo còn thấp và biến động ở các điều kiện canh tác khác nhau (Bùi Chí Bửu 2004). Tỷ lệ bạc bụng và amylase là các tính trạng chất lượng gạo kém ổn định do ảnh hưởng tương tác gen và môi trường. (Bùi Chí Bửu 1996, Nguyễn Phước Tuyên 1997, Nguyễn Trung Tiến 1998, Trần Thanh Sơn 2000). Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện canh tác đến tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylase của các giống lúa của tỉnh An Giang” là thực sự quan trọng và cần thiết. Mục tiêu đề tài nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện canh tác (giống, liều lượng phân, phương pháp tưới nước, thời gian thu hoạch, phơi và sấy lúa đến tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose hạt gạo để đưa ra những khuyến cáo có cơ sở khoa học cho việc cải tiến, điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật canh tác để giảm tỷ lệ bạc bụng và giảm hàm lượng amylose (cơm mềm, dẽo), góp phần nâng cao chất lượng lúa gạo tại tỉnh An Giang. Toàn văn luận án 160 trang. Trong đó, phần chính của luận án có 112 trang gồm: mở đầu, tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài, nộị dung và vật liệu, phương pháp nghiên cứu, kết luận và đề nghị, 14 trang tài liệu tham khảo và 15 trang phụ lục. Luận án có 63 bảng số liệu và 18 hình, đồ thị. Phương pháp nghiên cứu: 1)Điều tra ngẫu nhiên 200 hộ trồng lúa ở Chợ Mới, Châu Phú, Thoại Sơn và Tri Tôn. Thu thập mẫu luá để phân tích tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose ở hai vụ đông xuân và hè thu, mỗi vụ 100 mẫu, gồm 5 giống luá phổ biến ở tỉnh An Giang là OM1490, OM 2517, IR64, AS996, OMCS2000; 2) Bố trí các thí nghiệm đồng ruộng nghiên cứu tính ổn định tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose của lúa gạo trên một số giống luá cao sản; 3) Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón phân đạm, lân, kali đến tỷ lệ bạc bụng của gạo; nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới, thời gian thu hoạch và các biện pháp phơi sấy lúa. Phân tích chỉ tiêu và xử lý số liệu thao phương pháp chuẩn và thông dụng hiện nay. Luận án đã đưa ra sáu kết luận: 1) Kết qủa điều tra hiện trạng sản xuất lúa và một số biện pháp kỹ thuật trồng lúa cho thấy mức đầu tư kỹ thuật canh tác lúa chênh lệch nhiều, nhất là lượng giống gieo sạ, liều lượng phân bón, tưới nước, thu hoạch và sau thu hoạch lúa. Tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylase của hạt gạo có nhiều biến động ở các địa điểm canh tác khác nhau. 2) Tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylase của hạt gạo ảnh hưởng bởi yếu tố giống , môi trường và tương tác GxE. Trong đó, tỷ lệ bạc bụng được kiểm soát chủ yếu bởi yếu tố di truyền ( 96,77%) và có bị ảnh hưởngbởi yếu tố môi trường (3,23%) , hàm lượng amylase cũng được kiểm soát chủ yếu bởi yếu tố di truyền (90,84%) và có bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường (9,15%) . Các giống lúa ổn định và thích nghi rộng trong bộ giống thí nghiệm có OM 4495, OM 3536 và IR64; giống thích nghi với điều kiện môi trường kém thuận lợi có OM 1490, AS 996; giống thích nghi với điều kiện môi trường thuận lợi có OM 2517, OM 2705 và OM 2717. 3) Phân lân và phân kaili có ảnh hưởng đến tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylase hạt gạo. Phân đạm có ảnh hưởng đến tỷ lệ bạc bụng nhưng không ảnh hưởng đến hàm lượng amylase. Các công thức phân bón N80- P60-K60, N100- P60-K30, N100- P60-K60, N80- P90-K30, N100- P90-K30 có tỷ lệ bạc bụng thấp, hàm lượng amylase thấp và ổn định. 4) Phương pháp tưới nước ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa có ảnh hưởng đến tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylase hạt gạo. Các nghiệm thức tưới ngập ở những giai đoạn 30-40 ngày sau khi gieo, 60-70 ngày sau khi gieo, 80-90 ngày sau khi gieo, có tỷ lệ bạc bụng hạt gạo thấp và hàm lượng amylase thấp. 5) Thời gian thu hoạch lúa có ảnh hưởng đến tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose hạt gạo. Các nghiệm thức thu hoạch 25-28 ngày sau khi trổ có tỷ lệ bạc bụng thấp và hàm lượng amylase thấp. 6) Các biện pháp phơi và sấy lúa không ảnh hưởng đến tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylase.

Học liệu mở như nấm sau mưa

DAYVAHOC. Có một cuộc cách mạng đang diễn ra trong lĩnh vực giáo dục, đó là sử dụng học liệu mở , những tri thức và bài giảng miễn phí trên mạng. "Học liệu mở" hiện đang nở rộ như nấm sau mưa tại các Trường Đại học lớn của Mỹ, Trung Quốc , Nhật, châu Âu. Chúng ta rất cần để ý để bắt kịp những tiến bộ mới trong khoa học kỹ thuật của thế giới. Bản dịch của Giáp Văn bài Free Online College Courses Are Proliferating (Wall Street Journal 28-3-08) đựợc đăng trên viet-studies.info/culture.htm và được đăng lại trên http://dayvahoc.blogtiengviet.net.

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!