Lưu trữ Blog

26/5/08

Sản xuất lúa lai ở Đồng Bằng Sông Hồng: Triển vọng của nông dân.

Trần Đức Viên, 2007. Trong tạp chí: Hội thảo quốc tế lúa lai và hệ sinh thái nông nghiệp. Trường ĐHNN 1 Hà Nội, ngày 22 – 24 tháng 11 năm 2007. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, trang 12.

Nghiên cứu này nhằm đánh giá về hiện trạng sản xuất lúa lai ở Đồng bằng Sông Hồng, tập trung vào đánh giá và nhận thức của nông dân về lúa lai. Những giống lúa lai chính gồm Nhị ưu 838 và Dân ưu 527 (Trung Quốc), TH3 – 3 (Việt Nam), và giống lúa cải tiến là Bắc Thơm 7 (BT7) và Khang Dân (KD) được sử dụng trong nghiên cứu này. Chúng tôi tiên hành phỏng vấn 100 hộ nông dân trồng lúa tại tỉnh Hà Tây và Nam Định. Phương pháp phân tích Chi phí – Lợi nhuận được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống lúa mang lại. Mô hình logit được sử dụng để phân tích về sự chấp nhận của nông dân đối với lúa lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc phân loại các giống lúa của nông dân dựa vào giá trị sử dụng của chúng đồng thời tránh rủi ro. Nhìn chung các giống lúa lai Trung Quốc yêu cầu nhiều phân hóa học nhiều hơn, nhưng chất lượng gạo thấp hơn và làm cho đất canh tác thoái hóa nhanh hơn so với lúa thuần. Hơn nữa, giá lúa lai thương phẩm cũng thấp hơn so với lúa thuần (BT7). Ngược lại, lúa lai cho năng suất cao hơn và được đánh giá sinh trưởng tốt hơn trong những điều kiện thời tiết bất thuận (lụt hay hạn). Trong vụ xuân, trồng giống TH3 – 3 cho lợi nhuận cao nhất. Có nhiều yếu tố quyết định đến việc chấp nhận lúa lai của nông dân bao gồm kinh nghiệm và trình độ học vấn của chủ nông hộ, điều kiện kinh tế xã hội của nông dân, số lao động của nông hộ, thời vụ, và tất nhiên là năng suất của lúa lai. Lúa lai nhìn chung tập trung ở những hộ có kinh nghiệm sản xuất và trình độ học vấn thấp. Ngoài ra thì nông dân thích trồng lúa lai trong vụ xuân nhiều hơn. Điều này trái ngược với các nước châu Á khác là nông dân có vẻ lạc quan về lúa lai. Tuy thế, tương lai của lúa lai thế nào còn phụ thuộc vào việc theo dõi kế hoạch sản xuất của nông dân, vấn đề này vẫn chưa rõ ràng. Ba đề xuất chính sách quan trọng được đưa ra là: sự cần thiết phát triển dù lúa lai hay lúa thuần cần có cả chất lượng tốt và năng suất cao (i), chính phủ cần quan tâm hơn nữa trong việc đẩy mạnh sản xuất hạt giống (ii), liên kết trong khuyến nông cần mạnh mẽ hơn (iii).

Nguyễn Chí Công, NH30
(chọn tin và gửi bài)

Supercomputer giúp phát triển Super-rice

TINKHOAHOC. Trước hiểm họa thiếu lương thực của thế giới, tổ chứcc International Business Machines Corporation (IBM) và ĐH Washington (UW) cùng hợp tác thực hiện một dự án tìm cách phát triển giống lúa có hạt gạo chứa nhiều dinh dưỡng hơn. Thông qua mạng lưới của nó “World Community Grid”, tổ chức IBM sẽ sử dụng lực lượng tính tóan dôi dư từ hàng triệu máy vi tính để chạy một phần mềm mô phỏng ba chiều được phát triển bởi các nhà khoa học thuộc ĐH Washington để nghiên cứu protein của lúa gạo. Kiến thức về cấu trúc không gian ba chiếu của protein sẽ rất cần thiết trong xác định cái gì giúp cây bảo vệ chống lại sâu bệnh hại và sản xuất nhiều hạt thóc hơn. Dự án này sẽ phải tạo ra sản phẩm cuối cùng là cung cấp bản đồ của 30.000 đến 60.000 protein của lúa và chức năng của chúng. Stanley Litow, Phó Chủ tịch của Corporate Citizenship and Corporate Affairs và là Chủ tịch của IBM International Foundation nói rằng "Dự án này có thể giúp nông dân có vụ mùa tốt hơn trên thế giới và ngăn chận nạn đói ở đâu đó”. Mạng lưới này có 167 teraflops, tương đương với một trong ba supercomputers hàng đầu của thế giới. Tiếp cận với mạng lưới này, các nhà nghiên cứu có thể tạo ra kết quả ít hơn hai năm, thay vì 200 năm. Xem chi tiết http://uwnews.org/article.asp?articleID=41700 hoặc download phần mềm từ http://www.worldcommunitygrid.org

(Bùi Chí Bửu)

14/5/08

Phân lập gen điều khiển tiềm năng về năng suất lúa

TINKHOAHOC. Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Nông Nghiệp Huazhong, Trung Quốc đã xác định một gen có vai trò qui định tiềm năng năng suất cây lúa, cũng như khả năng đáp ứng của cây đối với khí hậu lạnh. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Nature Genetics. Năng suấ lúa được xác định bởi nhiều hợp phần tính trạng, như số hạt trên bông, chiều cao cây và thời gian trổ. Những nghiên cứu trước đó đã phân lập một vùng giả định trên nhiễm sắc thể số 7 có ảnh hưởng đến các tính trạng này, những gen nào điều khiển thì chưa xác định. Tiến sĩ Qifa Zhang và cộng sự viên đã thanh lọc hàng nghìn cây lúa, tìm cách nhận diện gen mục tiêu như vậy. Họ tìm thấy sự kiện mất đọan của gen Ghd7 sẽ làm cho cây lúa thấp hơn và có ít hạt trên bông. Có 5 cách biểu hiện khác nhau của gen Ghd7. Cách thức kém họat động hoặc không họat động được tìm thấy trong cây lúa sinh trưởng ở ôn đới. Điều này làm cho cây lúa có thể trồng ở những nơi mà mùa vụ gieo trồng qúa ngắn. Xem chi tiết tại http://www.nature.com/ng/journal/vaop/ncurrent/abs/ng.143.html

Bùi Chí Bửu

Cây biotec tương lai đối với hàm lượng cao CO2 và O3

TINKHOAHOC. Sự thay đổi khí hậu tòan cầu sẽ làm thay đổi nhiều nguyên tố cho sản lượng cây trồng trong tương lai. Khô hạn, nhiệt độ cao và nồng độ mặn cao là thách thức cho nông dân. Với sự thay đổi khí hậu, những thách thúc này càng nghiêm trọng hơn. Hiện nay, các viện nghiên cứu nông nghiệp và những công ty đang phát triển ngân hàng gen cây trồng có tính kháng hạn, chống chịu nóng, lạnh và có tính trạng sử dụng hiệu quả nitrogen. Trên tạp chí Plant Physiology, một tổng quan đã đề cập đến sự thay đổi khí hậu và nông nghiệp: cải tiến cây trồng đối với carbon dioxide (CO2) cao và ozone (O3) cao trong môi trường. Chiến lược cải tiến tính đáp ứng của cây trồng đối với CO2 cao trong không khí được thức hiện bằng cách cải biên tính chất của Rubisco (ribulose bisphosphate carboxylase), mốt enzyme then chốt trong lộ trình cố định carbon và là yếu tố hạn chế trong quang hợp. Cách tiếp cận khác dựa vào sự gia tăng của RuBP (ribulose bisphosphate), thể tiếp nhận chính CO2. Sự chống chịu với ozone của cây có thể được cải tiến bằng cách kiểm sóat sự xâm nhập của O3 vào lá, cải tiến sự giải độc trong tế bào và cải tiến lộ trình truyền tín hiệu. Xem chi tiết http://www.plantphysiol.org/cgi/content/full/147/1/13

Bùi Chí Bửu

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!