Lưu trữ Blog

29/8/08

Bang Iowa tạo ra giống bắp chuyển gen giàu Pro-Vitamin A



TINKHOAHOC. Phương pháp chuyển nạp gen đã được thực hiện thành công làm gia tăng hàm lượng pro-vitamin A trong hạt bắp. Một nhóm nhà khoa học thuộc ĐH Iowa State, Hoa Kỳ đã báo cáo rằng họ đã phát triển được nhờ sử dụng ngân hàng gen từ giống Hi-II, nó có thể sản sinh ra hàm lượng rất cao provitamin A lên đến 50% nhu cầu trung bình mà Viện nghiên cứu y khoa Hoa Kỳ dự đoán. Dòng bắp này được chuyển nạp gen từ vi khuẩn với gen crtB và crtI chuyên tính trong nội nhũ nhờ một promoter rất hoạt động được cải biên đó là -zein promoter. Các nhà khoa học xác nhận sự gia tăng carotenoids tổng số từ sự thể hiện crtB (tạo men phytoene synthase) và crtI (có trong 4 bước thực hiện “desaturation” trong lộ trình phân giải carotenoid được xúc tác bởi phytoene desaturase và -carotene desaturase ở thực vật). Mức độ carotenoid thu nhận (trên 34-fold) đã được tìm thấy rất phong phú trong ít nhất 4 thế hệ cây chuyển gen. Các nhà dinh dưỡng dự đoán mục tiêu sẽ đạt được 15 µg provitamin A g-1 trọng lượng khô của hạt bắp, giống bắp chuyển gen Iowa State đang tiến gần đến 13.6 µg g-1 provitamin A g-1 trọng lượng khô của hạt. Xem tạp chí Experimental Botany hoặc http://jxb.oxfordjournals.org/cgi/content/abstract/ern212v1?ct=ct

(Bùi Chí Bửu)

24/8/08

Tổng quan về hiệu qủa sử dụng cây đu đu biến đổi gen

TINKHOAHOC. Hiệu qủa sử dụng đu đủ biến đổi gen đối với những vấn đề trong canh tác đu đủ vẫn chưa được rõ ràng. Nhiều nhà nghiên cứu phát triển đu đủ chuyển gen đã thành lập một nhóm với sự điều hành của Evelyn Mae Mendoza đã thực hiện một chương tổng quan trên Biotechnology Annual Review. Họ mong muốn rằng việc phát triển các giống đu đủ biến đổi gen rất hiệu qủa đối với mục tiêu kháng côn trùng và bệnh như bệnh ringspot virus (PRSV), nhện đỏ và Phytophthora. Các nhóm tác giả khác đang phát triển giống đu đủ kháng độc độc nhôm và kháng thuốc cỏ, chúng có qủa dạng hình dài, và ngay cả việc tạo ra giống đu đủ đóng vai trò vaccine ăn được ngừa bệnh lao và bệnh nang sán (cysticercosis). Mendoza và ctv. nhấn mạnh đu đủ là cây trồng chuyển gen đầu tiên được phát triển ở một viện nghiên cứu nhà nước được thương mại hóa thành công. Hiện có 14 quốc gia được khuyến khích phát triển thông qua những hoạt động hợp tác và những nổ lực độc lập nhằm đưa cây đu đủ kháng PRSV vào sản xuất đại trà. Xem http://dx.doi.org/10.1016/S1387-2656(08)00019-7.

(Bùi Chí Bửu)

Hội Nghị Thông Tin Khoa Học Châu Phi, 2009

Cơ quan Khoa Học và Công Nghệ Nam Phi (SAASTA) tổ chức Hội nghị thông tin khoa học Châu Phi lần thứ hai tại Gauteng, South Africa vào ngày 18-21 tháng Hai, 2009. Xem http://www.saasta.ac.za/2ndascc/pdf/ascc_first_announcement.pdf

20/8/08

Gen kháng bệnh đạo ôn cây lúa

TINKHOAHOC. Bằng phương pháp chèn gen mã hóa protein chống lại vi sinh vật Mj-AMP2 từ cây hoa “four o'clock flower”, tên khoa học là Mirabilis jalapa, Bishun Deo Prasad và ctv. thuộc ĐH Baroda, Ấn Độ đã phát triển thành công cây lúa biến đổi gen kháng nhiều bệnh do vi nấm gây ra, trong đó có bệnh đạo ôn do Magnaporthe oryzae. M. oryzae, đây là bệnh hại được xem là nghiêm trọng nhất cho tất cả các vùng trồng lúa trên thế giới. Các nòi vi nấm này còn có thể tấn công lúa mạch, kiều mạch và kê. Sự thể hiện protein chống vi sinh vật này biến thiến từ 0.32% đến 0.38% protein tổng số trong cây lúa chuyển gen. Protein này làm giảm tăng trưởng của nấm đạo ôn đến 63% so với cây bình thường, và không có ảnh hưởng gì đến kiểu hình của cây. Sự thể hiện transgene không liên quan đến hình thức thể hiện theo cơ chế PR (pathogenesis-related), các nhà khoa học kết luận rằng Mj-AMP2 trực tiếp tác động đến pathogen. Xem Plant Science tại http://dx.doi.org/10.1016/j.plantsci.2008.05.015

(Bùi Chí Bửu)

16/8/08

Trang Web: "Ngân hàng kiến thức trồng lúa"



TINKHOAHOC. Xuất phát từ nhu cầu chuyển giao nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, với sự trợ giúp về kỹ thuật của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và hỗ trợ về tài chính của Chính phủ Nhật Bản thông qua Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), từ năm 2006, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã chủ trì và phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia (NAEFC), Trường Đại học An Giang (AGU), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (HAU) và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới - Việt Nam ( WV-V) để xây dựng Ngân hàng Kiến thức trồng lúa (Vietnam Rice knowledge Bank V-RKB) bằng tiếng Việt dưới dạng trang thông tin điện tử trên Internet với địa chỉ: http://www.caylua.vn/. Trang Web cung cấp các kiến thức cơ bản, dễ hiểu và có độ tin cậy cao; được lựa chọn từ nguồn tư liệu phong phú trong nước và từ trang Web Ngân hàng Kiến thức trồng lúa của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế. Các giống và biện pháp kỹ thuật phần lớn đã được Hội đồng khoa học chuyên ngành thẩm định, được công nhận cho ứng dụng trong sản xuất. Ngoài ra, trang Web cũng chứa đựng các bài học từ xa về lúa, để giúp người sử dụng có thể tự học và làm bài tập, tự kiểm tra và củng cố kiến thức của mình. Tại những nơi chưa có điều kiện truy cập Internet, người sử dụng vẫn có thể khai thác Ngân hàng Kiến thức trồng lúa dưới dạng đĩa CD, tài liệu được in thành sách, tờ gấp...

9 giống lúa triển vọng cho vụ hè thu ở ĐBSCL

TINKHOAHOC. Ngày 25/7, tại Viện Lúa ĐBSCL, hơn 150 nông dân các CLB lúa giống và cán bộ kỹ thuật của Sở NN-PTNT, Trung tâm giống các tỉnh ĐBSCL đã tham gia hội thảo đánh giá giống lúa vụ hè thu 2007-2008. Đây là vụ lúa chính thứ 2 trong năm các nhà lai tạo giống lúa Viện Lúa ĐBSCL và nông dân muốn đánh giá lại tiềm năng năng suất, khả năng kháng sâu bệnh, phẩm chất hạt, tính ổn định và thích nghi của giống trên những điều kiện thâm canh khác nhau.

Trong 132 giống bình chọn được 9 giống lúa có triển vọng năng suất cao, kháng sâu bệnh và có phẩm chất gạo tốt (xếp theo tỉ lệ bình chọn qua 150 phiếu, cao nhất 78% và thấp nhất 11%): OM6073, OM5199, OM5451, OM6072, OM5464, OM5472, OM5453, OM4088, OM2474. Đây là các "ứng cử viên" thay thế giống bị nhiễm cháy rầy cao như IR 50404. Vụ HT vừa qua, giống IR 50404 bị cháy rầy tới 50% diện tích. Mặt khác, vùng ven biển đang đặt nhu cầu giống lúa chịu mặn cho vùng lúa-tôm đang tăng diện tích.

Hữu Đức

3/8/08

Hội nghị sắn toàn cầu lần thứ nhất (GCP1)

TINKHOAHOC(http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc). Hội nghị sắn toàn cầu lần thứ nhất được tổ chức tại Viện Công nghệ Sinh học Cây trồng (IPBO) Trường Đại học Ghent, Bỉ vào ngày 21-25/7/2008. Chủ đề hội nghị là "Cây sắn: Cơ hội và thách thức trước thiên niên kỷ mới". Hơn 300 chuyên gia từ nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế như FAO, Bill Melinda Gates Foundation, Donald Danforth Plant Science Center, IPBO, CIAT, IITA, IFAD, Monsanto, Syngenta, CTA, Alliance,... và những nước trồng và tiêu thụ sắn chính trên thế giới đã đến dự . Hội nghị có 115 báo cáo và 200 pano (trong đó, Việt Nam có 1 báo cáo và 02 pano).

Tin nhanh về hội thảo này mời đọc tại http://cassavaviet.blogspot.com

Hoàng Kim

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!