Lưu trữ Blog

30/9/08

Opera 9.6



TINKHOAHOC Opera 9.6 sẽ làm cho máy bạn trình duyệt web nhanh hơn. Xem chi tiết và tải về ở đây http://www.opera.com/products/desktop/next/

28/9/08

Cây lúa biến đổi gen thể hiện protein chống bệnh cao huyết áp

TINKHOAHOC. Cao huyết áp gây ra bệnh tim mạch và tai biến não, ảnh hưởng hơn 1 tỉ người trên thế giới. Enzyme có tên quốc tế là Angiotensin I-converting enzyme (viết tắt ACE) là enzyme chủ lực trong sự kiện cao huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy ức chế được ACE sẽ làm cho giảm áp suất máu. Các nhà khoa học thuộc ĐH Tokyo, Nhật Bản đã phát triển thành công cây lúa biến đổi gen tích tụ cao hàm lượng nicotianamine (NA), một chất ức chế hữu hiệu đối với chức năng của enzyme ACE. Công trình này được công bố trên tạp chí Plant Biotechnology. Họ còn tìm thấy hoạt động ức chế ACE của cây lúa transgenic mang NA, rất mạnh mẽ, ngay cả khi so sánh với thuốc giảm huyết áp đã thương mại hóa antihypertensive peptides. Cây lúa GM này không những hoạt động như một thực phẩm chức năng mới cho sức khỏe loài người, mà còn có thể làm giảm nổi lo âu của đại chúng đối với cây trồng biến đổi gen. Gen mang tính chất marker (selectable marker gene) đối với tính kháng thuốc kháng sinh đã được loại ra nhờ sử dụng hệ thống “Cre/loxP DNA excision’’. Hơn nữa, cây lúa transgenic này được lai với một đột biến cótính chất cleistogamous (hoa không mở, tự thụ phấn) để ngăn ngừa sự di chuyển của gen qua sự phát tán của phấn hoa. Xem chi tiết http://dx.doi.org/10.1111/j.1467-7652.2008.00374.x


Bùi Chí Bửu

Gen cần thiết cho phát triển hoa bắp

TINKHOAHOC. David Jackson và đồng nghiệp thuộc Cold Spring Harbor Laboratory, Hoa Kỳ, đã xác định một gen có vai trò quan trọng trong điều khiển sự phát triển của cây bắp. Người ta gọi gen này là spi1 (sparse inflorescence1) có trong giai đoạn sinh tổng hợp hormone tăng trưởng auxin. Chính hormone này điều khiển sự phát triển cơ quan của cây và ưu thế trội ở đỉnh chồi. Các nhà khoa học đã tìm thấy sự kiện im lặng trong thể hiện gen spi1 làm cho cây cằn lại, cá cơ quan bị khiếm khuyết. Cơ quan khởi đầu quan trọng là sinh mô (meristems) không thực hiện chức năng phân hóa tế bào tương tự như tế bào gốc của động vật. Người ta biết rằng sinh mô xuất hiện trong khoảng giữa giai đoạn tổng hợp auxin nhờ các tế bào khác nhau và chúng di chuyển giữa các tế bào này. Jackson đã nói rằng: "Công trình của chúng tôi đã minh chứng spi1 trong cây bắp đã tiến hóa thành một chức năng trụ cột trong sinh tổng hợp auxin, nó rất cần thiết cho sự phát dục (sự hình thành phát hoa) - tiến trình cần thiết cho cây có hạt trong đó sự hình thành chồi thân giúp cây trổ bông. Xem PNAS tại http://dx.doi.org/10.1073/pnas.0805596105 hoặc http://www.cshl.edu/public/releases/08_corn.html

Bùi Chí Bửu

25/9/08

Sản xuất Ethanol từ cỏ

TINKHOAHOC. Agroviet-25/9/2008, PNQ dẫn nguồn UPI cho biết: Các nhà khoa học của Mỹ vừa tuyên bố đã nghiên cứu thành công quy trình kỹ thuật sản xuất ethanol với khối lượng lớn nhưng không cần dùng nguyên liệu là những loại cây lương thực mà là từ cỏ, thậm chí từ những bãi phế liệu.

Nữ giáo sư trường đại học Georgia, Joy Peterson, đồng thời là Trưởng khoa Năng lượng sinh học cho hay:“Sản xuất Ethanol từ nguồn năng lượng sinh học tái sinh biomass là vô cùng cần thiết và hữu ích vì chúng rất dồi dào và sẵn có”. Bà Joy đã triển khai dự án của mình cùng với sự giúp đỡ của sinh viên ngành vi trùng học Sarah Kate Brandon và giáo sư Mark Eiteman. Nhóm nghiên cứu cho biết công nghệ mới này có thể làm tăng ít nhất 10 lần lượng đường giải phóng ra từ biomass phục vụ cho quá trình chuyển hóa thành ethanol. Họ cũng cho biết quy trình này thực sự có hiệu quả trong việc loại bỏ sử dụng những chất hóa học đắt tiền và có hại cho môi trường. Công trình nghiên cứu trên đã được Quỹ Nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Georgia cấp bằng sáng chế.

http://www.agroviet.gov.vn/portal/page?_pageid=35,280950&_dad=portal&_schema=PORTAL&pers_id=286382&item_id=1155309&p_details=1

21/9/08

Kết quả đánh giá giống lúa vụ Hè Thu 2008 ở Viện Lúa ĐBSCL



TIN KHOA HỌC. Kết quả đánh giá giống lúa vụ Hè Thu 2008 tại Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, với 150 phiếu bầu chọn. Giống lúa OM6073 xếp hạng nhất (78 phiếu). Giống OM5199 xếp hạng nhì (43 phiếu). Thông tin chi tiết tại http://www.clrri.org

19/9/08

Đặc cách công nhận giống sắn KM98-7



TINKHOAHOC Ngày 13/9/2008, Hội đồng KHCN của Bộ NN-PTNT đã nhất trí thông qua đề nghị công nhận đặc cách giống sắn mới KM98-7. Giống sắn mới là kết quả chọn lọc dòng vô tính từ nguồn vật liệu hạt thụ phấn tự do nhận được từ tổ chức CIAT.Tác giả giống là nhóm các nhà khoa học gồm ThS. Trịnh Phương Loan và cộng sự Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây Có Củ thuộc Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (Ảnh trên: Thạc sĩ Trịnh Phương Loan, TS. Lê Quốc Doanh tại hội nghị đầu bờ về các giống sắn KM94, KM98-7 và kỹ thuật canh tác sắn bền vững trên đất dốc ở tỉnh Yên Bái)

Giống sắn KM98-7 có TGST khoảng 7-10 tháng, ngắn hơn các giống đang trồng từ 1-2 tháng. Giống có chiều cao cây trung bình khoảng 2,2 m, số củ trung bình 12,7/cây, chiều dài củ 25-26cm, hệ số thu hoạch 0,57. Năng suất củ tươi có thể đạt trên 40 tấn/ha, với tỷ lệ tinh bột gần 30%. Về hình thái, giống có đặc điểm thân nâu đỏ, ít phân cành, phiến lá nhỏ thùy chia sâu, vỏ củ mầu nâu và ruột củ trắng. Giống KM98-7 thích hợp làm nguyên liệu chế biến và có thể ăn tươi. Khả năng thích ứng của giống với các điều kiện trồng trọt là tốt, trên vùng đất xấu khô hạn vẫn cho năng suất khá hơn các giống khác. Giống sắn KM98-7 đã được trồng thử nghiệm tại nhiều tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, đặc biệt tại hai tỉnh Thái Nguyên và Hòa Bình với diện tích hàng trăm ha, được các địa phương trồng thử hoan nghênh và đề nghị công nhận giống đặc cách.

Trong quy trình kỹ thuật trồng giống sắn KM98-7, các tác giả khuyến cáo việc phát triển giống sắn mới phải theo quy hoạch đất trồng sắn của địa phương, áp dụng biện pháp trồng xen sắn với cây lạc và các biện pháp che phủ chống xói mòn khác để có hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ đất.

Báo Nông nghiệp Việt Nam
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/45/45/45/21079/Default.aspx



TS. Reinhardt Howeler va TS. Hernan Ceballos trao đổi về dạng thân lá của giống sắn KM98-7 (thân nâu đỏ, ít phân cành, phiến lá nhỏ thùy chia sâu)



Thạc sỹ Trịnh Phương Loan thứ hai bên trái đang thảo luận về các giống sắn KM94, KM98-7, KM140, SC205, KM95-3 là thích họp cho vùng núi và trung du phía Bắc

(Ảnh tư liệu: Hoàng Kim)

11/9/08

Bón phân cho lúa ngắn ngày vùng phù sa ngọt ĐBSCL



TINKHOAHOC. Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), TS. Phạm Sĩ Tân đã khuyến cáo bón phân cho lúa ngắn ngày (thời gian sinh trưởng 95-100 ngày) vùng phù sa ngọt ĐBSCL: Vụ Đông Xuân đạm 90-110 kg/ha, lân 40-50 kg P2O5 /ha, kali 30-50 kg K2O/ha; Vụ Hè Thu đạm 75-95 kg/ha, lân 50-60 kg P2O5 /ha, kali 30-50 kg K2O/ha. Ứng dụng chất phụ gia Agrotain (dùng hai lít để áo một lớp mỏng bên ngoài cho 1 tấn urea) sẽ tăng thêm 300-500 kg lúa/ ha so với bón urea thường cùng liều lượng hoặc giảm 20-25% lượng phân urea. Phân đạm nên bón “nhẹ đầu, nặng giữa, nhẹ đuôi” theo quy trình đã khuyến cáo. Phân lân nên bón lót cho đến trong vòng 30 ngày sau sạ là tốt nhất; đất phèn cần sử dụng phân lân nung chảy; đất phù sa ngọt có thể dùng super lân và DAP. Phân kali chưa phải là yếu tố cần thiết để tăng năng suất lúa vùng ĐBSCL (theo kết quả sau 21 năm (42 vụ) bón dài hạn NPK cho lúa) mà chỉ có thể là cải thiện chất lượng nông sản và gia tăng sức đề kháng cho cây khi tập quán nông dân ĐBSCL bón quá nhiều phân đạm. Phân hỗn hợp và phân chuyên dùng cho đến nay vẫn phát huy tốt mặt tích cực của nó nhưng sử dụng chúng cho thấy chi phí cao hơn so với bón phân đơn. Chi tiết xem tại http://www.clrri.org/doc/hqpb-Tan.pdf

7/9/08

Giống ngô Bt kháng sâu Diabrotica không nguy hiểm cho bọ xít lúa

TINKHOAHOC. Sau khi quan sát mật số trên đồng ruộng loài bọ xít lúa có ích, trên vùng có trồng giống ngô biến đổi gen Bt kháng sâu Diabrotica, giống ngô MON88017 cùng với 3 giống ngô bình thường, các nhà nghiên cứu của ĐH Germany's RWTH Aachen và ĐH Göttingen đã kết luận rằng giống ngô MON88017 không có tác động đến bọ xít Trigonotylus caelestialium. Stefan Rauschen và đồng nghiệp đã trồng giống MON88017 kháng sâu đục rễ ngô, dòng gần như đẳng gen DKC5143 và hai giống ngô lai bình thường Benicia và DK315 trên 4 hectare ngoài ruộng nông dân, liên tục 3 năm. Thông qua qui trình thu mẫu “transect-wise sweep net”, họ ghi nhận rằng bọ xít thuộc về trên 5 chủng khác nhau (genus). Bọ xít lúa là loài xuất hiện nhiều nhất, chúng được kiểm nghiệm theo phương pháp ELISA để tìm Cry3Bb1 trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của chúng. Ấu trùng có trung bình 8 nanograms Cry3Bb1. Các nhà nghiên cứu ghi nhận mật số bọ xít lúa trên đồng ruộng luôn luôn giống nhau trên giống MON88017 và dòng đẳng gen. Xem tạp chí Transgenic Research http://www.springerlink.com/content/836p55v111835448/fulltext.html

Bùi Chí Bửu

Gen cây thược dược giúp kiểm soát tính kháng bệnh do vi nấm trên cây lúa

TINKHOAHOC. Thực vật có một vũ khí cần thiết của các gen, đó là sự bảo vệ cây chống lại pathogens. Những gen này mã hóa protein như defensins, có chức năng nhận biết pathogen, truyền tín hiệu và hoạt hóa các phản ứng tự vệ. Sanjay Jha và ctv. thuộc ĐH Baroda, Ấn Độ, nghiên cứu làm cách nào thể hiện Dm-AMP1 trong cây lúa để cây kháng lại nầm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae và bệnh đốm vằn Rhizoctonia solani". Công trình này được công bố trên tạp chí Transgenic Research. Họ đã thành công cho thể hiện defensin kháng vi nấm từ cây thược dược Dahlia merckii vào cây lúa bằng chuyển nạp gián tiếp thông qua Agrobacterium. Họ thấy rằng sự thể hiện Dm-AMP1 làm ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh đạo ôn và đốm vằn trên lúa là 84% và 72%, theo thứ tự. Protein tái tổ hợ như vậy được tìm thấy chung thể hiện khá đặc biệt trong vùng “apoplastic” (vùng không gian phân tán giữa các tế bào) trong mô thực vật. Vì sự thể hiện transgene không đi cùng với sự kích thích thể hiện gen có liên quan đến sự kiện phát sinh bệnh (pathogenesis-related gene), nên các nhà khoa học đã kết luận rằng Dm-AMP1 ức chế trực tiếp M. oryzae và R. solani. Xem http://dx.doi.org/10.1007/s11248-008-9196-1

Bùi Chí Bửu

3/9/08

Hội thảo quốc tế về vị Umami và Glutamate



Theo Tiền Phong Online Thứ tư ngày 3.9.2008, http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=135676&ChannelID=46 Tại Khách sạn Park Hyatt Sài Gòn, Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo khoa học về vị Umami và Glutamate với sự tham dự của hơn 250 bác sỹ và các chuyên gia lĩnh vực dinh dưỡng - thực phẩm trong nước và quốc tế.

Cách đây gần 100 năm, Giáo sư người Nhật Kikunae Ikeda - Trường Đại học Hoàng gia Tokyo, Nhật Bản đã chiết xuất thành công Glutamate từ tảo biển và ông đã đặt tên cho vị của glutamate là vị Umami.

Umami được tạo ra bởi glutamate - một trong những axít amin phong phú, được tìm thấy trong tự nhiên và là thành phần chính yếu của chất đạm.

Xuất phát từ khám phá này, sản phẩm bột ngọt lần đầu tiên đã được giới thiệu trên thị trường Nhật Bản vào năm 1909. Với vai trò là một chất điều vị giúp mang lại vị umami cho các món ăn, bột ngọt được sử dụng rộng rãi tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Từ 1950, Tổ chức Lương nông LHP (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thành lập một Ủy ban các Chuyên gia về phụ gia thực phẩm (JECFA) để đánh giá về tính an toàn của các phụ gia thực phẩm.

Vào năm 1987, hội nghị lần thứ 31 của JECFA tập hợp hơn 237 công trình nghiên cứu khoa học đã đi tới kết luận cuối cùng: bột ngọt được xếp vào danh mục các chất nhìn chung là an toàn trong sử dụng (generally recognized as safe - GRAS) có liều dùng hàng ngày chấp nhận được là không xác định (acceptable daily intake is not specified) và không có bất kỳ khuyến cáo nào đối với trẻ em.

Thùy Trang
(HK: Cám ơn bạn Nguyễn Tử Vương đã gửi tin này)

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!