Lưu trữ Blog

27/10/14

Để duy trì nguồn lợi trên sông trên biển

TIN KHOA HỌC. Chúng ta cần làm cuộc “Cách mạng thủy sản” vì lợi ích chung cho cả nước, vì lợi ích cho các ngư dân và nhất là những gia đình nghèo sống ven sông ven biển, bằng cách phát động phong trào đánh bắt thủy sản một cách văn minh: không kích điện, không dùng thuốc nổ, không bắt các loài thủy hải sản còn nhỏ hay đang có trứng, và khuyên nông gia không dùng thuốc trừ sâu quá liều lượng để duy trì và gia tăng nguồn lợi thủy sản cho cả nước. Để làm được việc này, chúng ta cần có sự chung tay, phối hợp của các cấp chính quyền, các ngành chức năng, các cơ quan truyền thông và của tất cả mọi người nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân về bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản. Ông Trần Văn Xẻn, nguyên chuyên viên thủy sản, Việt kiều ở Mỹ, đã trao đổi như vậy trong bài viết "Để Duy Trì Nguồn Lợi Trên Sông, Trên Biển" gửi cho trang TIN KHOA HỌC và DẠY VÀ HỌC.

Theo đánh giá của quốc tế, Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu tài nguyên thủy sản phong phú và đa dạng với hơn 20 kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gien phong phú và đặc hữu. Đến nay, Việt Nam đã có 2 di sản thiên nhiên thế giới, 8 khu dự trữ sinh quyển UNESCO và 6 Khu Ramsar đã được công nhận. Trong đó, khu vực hạ lưu sông Mê Kông có khoảng 1.200 loài cá, đứng thứ nhì thế giới chỉ sau sông Amazon ở Nam Mỹ. Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long đã tìm thấy hơn 200 loài cá, khoảng 60 loài có giá trị thương phẩm cao như cá tra, ba sa, bông lau, mè vinh hoặc có sản lượng đặc biệt như cá linh... và nổi trội nhất là tôm càng xanh. Ngoài ra, còn các loại cá khổng lồ, quí hiếm như cá hô, cá tra dầu… nặng hàng trăm ký. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng tôm cá trên sông ngòi khắp cả nước đang suy giảm một cách đáng kể (có nhiều loài cá có nguy cơ bị tuyệt chủng) do các hoạt động khai thác bừa bãi, đánh bắt tận diệt, nạn rác thải và những tai nạn tràn dầu trên biển… 


Quan sát một số nước trên thế giới, mặc dù không được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, đa dạng, thậm chí phải chịu nhiều thiệt thòi vì những tác hại của thiên tai, thảm họa, nhưng họ vẫn duy trì được mật độ thủy sản dồi dào trên sông, trên biển. Tìm hiểu nguyên nhân, chúng ta sẽ thấy đó là kết quả của cách người dân đánh bắt các loài thủy sản trong quốc gia của họ. Có sự khác biệt lớn trong phương thức đánh bắt giữa ta và người:
- Ta dùng kích điện, người không dùng kích điện
- Ta dùng thuốc nổ, người không dùng thuốc nổ
- Ta bắt cá có trứng, người thả cá có trứng
- Ta bắt cá lớn lẫn cá bé, người chỉ bắt cá lớn
- Ta đánh bắt quanh năm, người đánh bắt theo mùa(tránh
mùa tôm, cua, cá sinh sản)

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc trừ sâu quá mạnh và quá liều lượng của ta cũng là một yếu tố quan trọng khiến lượng cá đồng giảm sút đáng kể.


Hiện nay, tại nhiều nơi, đặc biệt là các khu vực sông, ao hồ, vẫn còn tình trạng người dân đánh bắt cá bằng xung điện, thuốc nổ, tận diệt cá con, đánh cá mùa sinh đẻ, dư lượng thuốc sâu thuốc diệt cỏ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

1.  Dùng xung điện để đánh bắt cá 

Việc dùng xung điện
để đánh bắt cá là phương pháp đã có từ lâu và khá phổ biến ở những làng quê nghèo Việt Nam – nơi mà điều kiện và cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, cũng như trình độ văn hóa và tư tưởng chưa được phổ cập rộng rãi. Có một thời gian, việc dùng kích điện đánh cá đã trở thành nghề “kiếm cơm hằng ngày” của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, số lượng người làm nghề này đã giảm đi đáng kể. Nguyên nhân chính là do sông ngòi, hồ ao, mương máng bị ô nhiễm nặng, lượng cá trong tự nhiên ngày càng suy kiệt và thu nhập từ nghề cũng không còn hấp dẫn như trước nữa. Từ đó, có thể thấy được tác hại của việc đánh cá bằng xung điện là rất nghiệm trọng. Thật vậy, khi sử dụng xung điện để đánh bắt thì không chỉ có cá, tôm mà các loài khác trong phạm vi chịu ảnh hưởng của xung điện như lươn, ếch, nhái, thậm chí các loài sinh vật và vi sinh vật trong nước - nguồn thực phẩm thiên nhiên của cá - cũng bị tiêu diệt. Đây là một cách khai thác phản khoa học, có tác hại lâu dài vì phá hủy sinh cảnh, gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản. Hậu quả của việc làm này phải mất nhiều năm mới phục hồi lại được môi trường thủy sinh. Thêm vào đó, tính mạng của người dân cũng rất nguy hiểm khi sử dụng những dụng cụ tự chế thiếu an toàn này.
2. Dùng thuốc nổ để đánh bắt cá
Theo ghi nhận của trang Bách khoa toàn thư (Wikipedia): “Đánh cá bằng thuốc nổ là một phương pháp có tính hủy diệt khác mà ngư dân sử dụng để đánh bắt cá nhỏ. Những thanh dynamite, lựu đạn, hoặc thuốc nổ tự chế được châm ngòi hoặc kích hoạt rồi ném xuống nước. Vụ nổ gây chấn động dưới nước, làm nội tạng cá bị vỡ nát và cá chết gần như ngay lập tức. Người ta thường cho nổ lần thứ hai để giết các con cá ăn mồi lớn hơn bị thu hút bởi xác những con cá nhỏ bị chết do vụ nổ đầu. Phương pháp đánh bắt này không chỉ giết cá trong khu vực nổ chính, là còn lấy đi sự sống của nhiều sinh vật khác tại rạn san hô, những sinh vật không phải mục tiêu đánh bắt. Ngoài ra, nhiều xác cá không nổi lên mặt nước để được vớt mà chìm xuống đáy biển. Vụ nổ còn giết cả san hô trong khu vực, tiêu diệt chính cấu trúc của rạn, phá hủy nơi cư trú cho cá và các động vật quan trọng khác có tầm quan trọng đối với việc bảo tồn một rạn san hô mạnh khỏe. Những vùng từng phủ đầy san hô trở thành hoang mạc đầy vụn san hô, cá chết và không còn gì khác sau cuộc đánh cá bằng thuốc nổ. Kiểu đánh cá này đã làm cho nhiều loài cá bắt đầu quá trình tuyệt chủng”.

3. Bắt cả cá con bất kể kích thước
Ngư dân ta thường bắt tất cả các loải thủy sản bất kể kích thước. Một phần vì ham lợi, một phần vì nghĩ rằng mình không bắt thì người khác cũng bắt. Chính suy nghĩ và hành động đó đã tiêu diệt nguồn thủy sản to lớn lúc còn trong trứng nước, làm giảm đi một số lượng đáng kể các loài thủy sản trên sông và trên biển. Nếu là cá nuôi, những con cá nhỏ sẽ được thả trở lại ao nuôi, còn ở sông, ở biển, chúng ta bắt hết, không chừa. Tại sao lại có sự khác biệt đó? Tại sao chúng ta không thể coi sông, biển là “ao nhà” để cùng nhau bảo quản các nguồn thủy sản một cách hợp lý để cùng hưởng lợi?

Nước ngoài có qui định rõ ràng về kích thước của các loài thủy hải sản. Sau đây là vài kích thước tiêu biểu ở Hoa Kỳ:

Ở sông:
- Cá Channel Catfish (giống cá bông lau của ta) phải dài hơn 25” (25 inches = 63.5 cm) hay nặng hơn 12 lbs (12 pounds = 5.4 kg).
- Cá White Catfish (giống cá tra) phải dài hơn 22” (55.9 cm) hay nặng hơn 5 lbs (2.27 kg).
- Spotted Sunfish (giống cá rô) dài hơn 7” (18 cm) hay nặng hơn 0.5 lbs (227 grams).
- Stripped Bass dài hơn 30” (76.2 cm) hay nặng hơn 12 lbs (5.4 kg).
- Asian Clam (hến) phải lớn hơn 1.5” (3.81cm).
- Lươn phải dài hơn 9” (22.9 cm).
- Cá Trout dài hơn 14” (35.56 cm).
- V.v. (có thể xem thêm ở website: myfwc.com/media/2824110/2014flfwregulations)


Ở biển:
- Cua biển: chỉ được bắt cua đực, không bắt cua cái hoặc cua con. Cua đực phải có kích thước như sau: Red Rock King Crab phải lớn hơn 4.5” (11.5 cm), Dungeness King Crab phải lớn hơn 6.5” (16.5 cm).
- Cá Salmon phải dài hơn 24” (61 cm).
- Cá Pacific Halibut (cá lưỡi trâu biển) phải dài hơn 22” (55.9 cm).
- Cá Rock Fish phải dài hơn 28” (71.1 cm).
- V.v. (có thể xem thêm ở website: myfwc.com/media/2714988/coastal-species-quick-chart).


4. Mùa đánh bắt:
Ngư dân ta đánh bắt quanh năm và bắt luôn những loài thủy sản có trứng - đó là cách đánh bắt tận diệt. Nước ngoài chỉ cho đánh bắt theo mùa, tránh mùa các loại tôm, cua, cá đẻ trứng hoặc còn quá nhỏ. Ở Hoa Kỳ, mùa đánh bắt cho từng loại thủy sản được qui định như sau:


Ở sông:
- Cá Bass được phép đánh bắt từ 16 tháng 6 đến 14 tháng 4 năm sau.
- Channel Catfish (cá bông lau?) được phép đánh bắt quanh năm.
- Cá Grass Carp (cá chép cỏ?) là loại quí hiếm – không được đánh bắt.
- Clams (hến) được phép đánh bắt từ 1 tháng 9 đến 30 tháng 4.
- V.v...

(xem thêm ở website: http://nrm.dfg.ca.gov/FileHandler.ashmx?DocumentID=88056&inline=1)

Ở biển:
- Dungeness Crab (một loại cua biển) được phép đánh bắt từ 15 tháng 11 đến hết tháng 6 năm sau.
- Lobster (một loại tôm biển) từ 1 tháng 10 đến 15 tháng 3 năm sau.
- Cá Salmon từ 5 tháng 4 đến 9 tháng 11.
- Pacific halibut (cá lưỡi trâu biển) từ 16 tháng 6 đến 14 tháng 3 năm sau.
- V.v. (có thể xem thêm ở website: www.dfg.ca.gov/marine/calendar.asp)

Khi xem phóng sự nước ngoài, đặc biệt là chương trình “Deadliest Catch” – đánh bắt cua King Crab ở eo biển Bering (Alaska), chúng ta sẽ thấy họ thả hết cua cái, cua con, chỉ bắt cua đực đã lớn. Với những con cua có kích thước nghi ngờ, họ lấy dụng cụ ra đo trước khi có quyết định bắt hay thả. Với loài cua này, mỗi năm chỉ được phép đánh bắt trong vài tháng. Thời gian còn lại để cua yên ổn mà sinh sản và tăng trưởng. 

5. Dư lượng thuốc sâu thuộc cỏ hại tôm cá
Thuốc trừ sâu được sử dụng ngày càng phổ biến trong sản xuất lúa để khống chế dịch bệnh và lượng dư của thuốc đã ảnh hưởng đến sức khỏe thủy sinh vật nhất là tôm cá. Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng động, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn trùng kể cả côn trùng có ích. Nói tóm lại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, mà còn gây ra nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái, tôm cá và con người. 



Sông ngòi ta nhiều nhưng không đủ tôm cá để tiêu dùng, đây là một sự lãng phí, giống như một xứ sở có nhiều đồng ruộng nhưng không đủ lúa gạo để ăn, nghĩ cũng tiếc phải không các bạn? Có thể ví sông ngòi như ao hồ thiên nhiên, những ao hồ vô cùng rộng lớn. Bây giờ đã có ao hồ thì chúng ta tìm cách nuôi cá, nuôi một cách tự nhiên – để thiên nhiên nuôi dưỡng, ta quản lý, chờ cá lớn để đánh bắt, thu thật nhiều lợi nhuận từ thiên nhiên. Nuôi cách này không tốn công cho cá ăn, cũng không tốn tiền mua thức ăn cho cá. Chuyện này có thể xảy ra không? Chắc chắn là có, vì nó đã hình thành ở những quốc gia tiên tiến. Ở những quốc gia này, người ta không đánh bắt các loài thủy sản bằng kích điện, thuốc nổ, chất độc, không bắt cá nhỏ, cá có trứng…Họ có luật đánh bắt rất rõ ràng. Luật được thi hành rất nghiêm minh. Hình phạt sẽ rất nặng với ai vi phạm. Lâu dần, người dân họ quen với nề nếp đánh bắt thông minh này và duy trì được nguồn lợi hết sức lớn lao mà thiên nhiên đã ban tặng. Coi phim phóng sự nước ngoài, chúng ta thường thấy cảnh thuyền bè chạy trên sông làm cá hoảng sợ nhảy tung lên thuyền, việc này cho thấy số lượng cá trên sông của họ rất lớn.


Một rổ cá lòng ròng (cá lóc con) chưa đầy một ký bây giờ, nhưng sẽ là hàng trăm ký cá lóc trong tương lai..
Nhớ ngày xưa, ở quê, mẹ thường đi chợ mua cá lòng ròng về kho xả. Cá lòng ròng là cá lóc mới nở, lớn bằng đầu đũa, màu đỏ, thường tụ lại thành bầy khi di chuyển, có cá mẹ canh chừng. Người đi câu lợi dụng tình mẫu tử, thả mồi (nhái, cá ..) xuống gần đàn con. Cá mẹ vì muốn bảo vệ cho con bèn cắn mồi, do đó dính câu. Bắt xong cá mẹ, người ta dùng rổ xúc luôn bầy cá con về ăn hay đem bán. Như thế là tận diệt. Đây là cách đánh bắt vô cùng bất nhân, dẫn đến hệ quả chúng ta thiếu cá trên sông ngày hôm nay. Một con cá lòng ròng, nếu để lớn thành cá lóc trên một ký thì trọng lượng sẽ tăng gấp trăm lần so với hồi còn nhỏ. 



Cá lòng ròng mang xuất xứ Việt Nam được đóng gói cẩn thận, bày bán trong ngăn thực phẩm đông lạnh tại siêu thị nước ngoài.
Mỗi năm, sau rằm tháng bảy, là mùa cá linh non. Cá linh nở ra ở biển hồ và theo dòng nước chảy xuống sông Tiền và sông Hậu. Bà con mình đóng đáy ngang sông bắt được nhiều vô kể. Cá linh non được bán đầy các chợ miền tây vào mùa này. Đây cũng là một phí phạm tài nguyên thiên nhiên, vì chỉ cần ba tháng sau là cá trưởng thành, trọng lượng tăng gấp mười, do đó, thu nhập của người đánh cá cũng sẽ tăng gấp mười nếu không đánh bắt lúc còn non. Ngoài ra, với số lượng cá trưởng thành gia tăng thì số lượng cá có trứng và đẻ trứng cũng gia tăng, việc này sẽ gia tăng số lượng cá sinh ra mùa sau theo cấp số nhân – một lợi nhuận không phải nhỏ.
Người nghèo ở thôn quê đa phần sống nhờ vào các loài thủy sản từ thiên nhiên như cá, tôm, cua, ốc... Khi sông, rạch không còn đủ tôm cá thì bữa ăn gia đình sẽ rất thiếu thốn, trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Do đó, họ phải quơ quào kiếm ăn bằng bất cứ phương tiện nào kể cả các phương tiện bị cấm đoán. Họ bắt tất cả cá tôm dù còn nhỏ hay đang có trứng. Chính sự việc này càng làm nguồn thủy sản thêm cạn kiệt, đưa đến hệ quả tất yếu là cuộc sống của họ ngày càng khó khăn hơn.


Theo số liệu báo cáo của Chi Cục Thủy Sản tỉnh Bắc Ninh, sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên của tỉnh đang ngày một giảm dần. Năm 1997, sản lượng khai thác tự nhiên chiếm đến 23,68% tổng sản lượng thủy sản, nhưng đến năm 2013 thì chỉ còn chiếm khoảng 4%. Điều này cho thấy nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang bị suy giảm nghiêm trọng. Trong đó, có nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng như: cá măng, cá chày, cá bống, cá ngạnh, cá trắm đen sông... Cá hô ở An Giang, có thể lớn hàng trăm ký, cũng đang dần dần bị tuyệt chủng.




Cá hô được mệnh danh là loài cá vua ở sông nước miền Tây bởi vóc dáng khổng lồ, nặng trên 160 kg, thịt ngon và được ưa chuộng. Cá hô là loài cá nước ngọt đã được Ủy ban Sông Mê Kông đưa vào sách Đỏ, vì có nguy cơ tuyệt chủng.


Kể từ 1998, Thủ tướng chính phủ của nhiều nhiệm kỳ đã ban hành pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; UBND các thành phố, quận, huyện… cũng đã có văn bản cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản. Tất cả những biện pháp này có làm giảm bớt việc khai thác thủy sản trái phép. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng kích điện trên các sông, hồ, mương máng tại nhiều địa phương, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa. Việc này cho thấy ý thức của người dân về việc duy trì nguồn lợi thủy sản chưa được cao lắm. Chúng ta cần sự hỗ trợ của giới truyền thông nhiều hơn trong việc thuyết phục người dân không đánh bắt tận diệt để thu được lợi nhuận nhiều hơn trong tương lai.

Bộ Thủy Sản nên ấn định kích thước và mùa đánh bắt các loài thủy hải sản chủ yếu trên sông, trên biển, rồi kiểm soát việc đánh bắt này qua các ngư cảng và các chợ cá thật gắt gao. Việc này chắc chắn sẽ làm hồi phục và gia tăng số lượng các loài thủy sản chỉ trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, chúng ta hãy khuyến cáo nông gia sử dụng thuốc trừ sâu với số lượng vừa đủ và các nhà sản xuất thuốc trừ sâu nên nghiên cứu và chế tạo một loại thuốc mới – loại thuốc chỉ diệt trừ sâu bệnh mà không làm hại con người và tôm cá. Ở nước ngoài, khi cần diệt một loại cỏ hay một loại côn trùng, người ta chế thuốc diệt trừ chỉ loài cỏ đó hay loài côn trùng đó mà thôi, không ảnh hưởng đến con người, các sinh vật và hoa màu khác. 

Vì lợi ích chung cho cả nước, vì lợi ích cho các ngư dân và nhất là những gia đình nghèo sống ven sông ven biển, chúng ta cần làm cuộc “Cách mạng thủy sản” bằng cách phát động phong trào đánh bắt thủy sản một cách văn minh: không kích điện, không dùng thuốc nổ, không bắt các loài thủy hải sản còn nhỏ hay đang có trứng, và khuyên nông gia không dùng thuốc trừ sâu quá liều lượng để duy trì và gia tăng nguồn lợi thủy sản cho cả nước. Để làm được việc này, chúng ta cần có sự chung tay, phối hợp của các cấp chính quyền, các ngành chức năng, các cơ quan truyền thông và của tất cả mọi người nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân về bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản.

Trần Văn Xẻn

Theo dòng sự kiện
Huế: Thả hơn 31.000 con cá nước ngọt về tự nhiên
Quảng Ngãi: Thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản
Phát động Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Thả nhiều tấn cá xuống sông Hậu

Phim tài liệu - Cá nước ngọt miền Tây


Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con 


15/10/14

Năng lượng sinh học: khó khăn và tiến bộ thế giới


image001
 
TIN KHOA HỌC. Tiến sĩ Trần Văn Đạt, nguyên chánh chuyên viên FAO, vừa có bài điểm tin tổng hợp:  Năng lượng sinh học: khó khăn và tiến bộ thế giới trên trang khoahocnet.com.

Ngành nhiên liệu sinh học thế giới trải qua 3 thế hệ phát triển với nhiều bước tiến bộ quan trọng dù còn gặp khó khăn do kinh tế, vấn đề an ninh lương thực, môi trường và công nghệ sản xuất. 

Trong thế hệ thứ nhứt, sản xuất nhiên liệu sinh học xuất phát từ nông sản chứa tinh bột và hàm lượng đường cao, trong khi thế hệ thứ hai sử dụng chất mộc cellulose và bán mộc hemicellulose từ các cây không lương thực, các chất thải nông nghiệp và phế thải thành thị để chế tạo loại nhiên liệu này. Một số nhà nghiên cứu và doanh nghiệp đang chú ý đến thế hệ thứ ba dùng tảo, vi tảo, nấm và vi khuẩn để sản xuất trực tiếp nhiên liệu sinh học có lợi ích kinh tế cao và môi trường sạch hơn. Họ đã đạt nhiều tiến bộ trong công nghệ sản xuất từ thế hệ này đến thế hệ khác, nâng cao hiệu năng, làm hạ giá thành, cung cấp nhiều cơ hội phát triển kinh tế và xã hội ở nhiều nước và giảm bớt ảnh hưởng môi trường dù chưa được hoàn thiện.

Gần đây sự thành công của công nghệ khai thác mỏ dầu diệp thạch (shale gas) sâu và dính chặt ở các tầng đá trong lòng đất của Mỹ đã cống hiến cho nhân loại nhiều hy vọng về nguồn trữ lượng dầu lớn có thể khai thác mà trước đây tưởng rằng không bao giờ dùng được. Công nghệ mới này có thể giúp một số nước có nền công nghiệp mạnh như Hoa Kỳ giải quyết nhu cầu năng lượng nội địa; nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến thay đổi khí hậu toàn cầu của loại nhiên liệu này vẫn còn là mối lo ngại của giới quan sát quốc tế, dù gần đây có những nổ lực hạn chế dùng than để kìm hãm nhiệt độ trái đất tăng lên trong tương lai.

Trong 2012, thế giới đã đầu tư 244 tỉ Mỹ kim cho ngành năng lượng tái tạo, trong đó Trung Quốc chiếm 24%, Mỹ 13%, Liên Âu (ngoài Đức) 12%, Đức 9% và số nước còn lại trên thế giới 41%, cho thấy mức độ quan tâm về năng lượng tiêu thụ của các nước này (13). Trong các năng lượng sạch sản xuất từ gió, mặt trời, nước, đại dương, địa nhiệt, sinh khối, khí hydro…, năng lượng sinh học tạo ra từ sinh khối tương đối dễ sản xuất với đầu tư ít tốn kém tại bất cứ nơi đâu, nhứt là các nước đang phát triển. Đó là một lọai năng lượng xanh, tái tạo, thân thiện môi trường và có khả năng thay thế cho các năng lượng khoáng hóa.

Thế giới hiện có khoảng 60 nước và lãnh thổ đang sử dụng năng lượng sinh học, nổi bật nhứt là Brazil sản xuất rượu ethanol từ cây mía (Hình1); Mỹ sản xuất ethanol từ bắp và dầu diesel từ đậu nành; Liên Âu sản xuất diesel từ cây cải dầu; Ấn Độ sản xuất ethanol từ cây mía và diesel sinh học từ cây dầu mè (Jatropha curcas, L.); Trung Quốc sản xuất ethanol từ bắp, mía; Malaysia dùng dầu cọ; Philippines dùng dầu dừa… Năm 2010, thế giới sản xuất nhiên liệu sinh học đạt đến 105 tỉ lít (28 tỉ gallons), chiếm 2,7% nhiên liệu vận chuyển. Hoa Kỳ và Brazil đứng hàng đầu chiếm 90% sản lượng toàn cầu. Liên Âu chiếm 53% sản lượng diesel sinh học thế giới (1). Tuy vậy, sự phát triển loại năng lượng sạch này đã và đang gặp một số khó khăn, đặc biệt từ mặt kinh tế, xã hội, môi trường, công nghệ và chính sách bất định của nhà nước.

image001 image002
Hình 1: Cây xăng sinh học và mía ở Brazil (Internet)
  • Về mặt kinh tế: Các nước này, nhứt là Âu Mỹ đều ấn định chỉ tiêu sản xuất nhiên liệu sinh học, nhưng chưa có chính sách minh bạch. Chính phủ thường linh động thuế khóa và thay đổi theo thị trường. Khi khai thác dầu khí phát triển mạnh, giá thấp sự cạnh tranh của các loại nhiên liệu thay thế gặp khó khăn với hỗ trợ nhà nước. Ở Mỹ, ngoài giá xăng xuống thấp, hạn hán làm tăng giá đậu nành, bắp, nên các nhà sản xuất nhiên liệu sinh học gặp nhiều bất ổn. Sự cắt giảm ngân sách của nước này gần đây đang đe dọa đến chương trình hỗ trợ của chính phủ đối với lãnh vực này.
Tại các nước đang phát triển, khả năng sản xuất nhiên liệu sinh học với quy mô lớn còn giới hạn, do nguồn cung cấp không ổn định vì phụ thuộc vào thời tiết mỗi năm. Bên cạnh đó, giá thành sản xuất loại nhiên liệu này còn cao so với nhiên liệu truyền thống; do đó việc sử dụng nhiên liệu sinh học vào đời sống chưa phổ biến rộng rãi, tùy thuộc chủ yếu vào chính sách hỗ trợ nhà nước.
  • An ninh lương thực: Việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ các nguồn tinh bột hoặc các cây lương thực như bắp, đậu nành đang bị chỉ trích nặng nề từ các cơ quan lương nông quốc tế, do ảnh hưởng đến an ninh thực phẩm quốc gia và gây nên sức ép cạnh tranh với nguồn nước và đất trồng trọt.
  • Khả năng làm tăng khí thải: Một số chỉ trích sản xuất năng lượng sinh học như trồng bắp, đậu nành, mía… cũng tạo ra khí thải CO2 hoặc làm ô nhiểm môi trường khi dùng đến phân hóa học, thuốc sát trùng, hóa chất diệt cỏ… Các nghiên cứu cho thấy dù chất sinh khối sản xuất cùng số lượng CO2 như nhiên liệu khoáng chất, nhưng mỗi khi cây trồng mới mọc ra, CO2 được cây hấp thụ từ bầu không khí qua hiện tượng quang hợp. Cho nên, sự phóng thích khí CO2 thật sự là zero bất cứ khi nào cây được trồng cho nhu cầu năng lượng sinh học.
  • Công nghệ sản xuất năng lượng sinh học: Đến nay công nghệ sản xuất rượu ethanol từ chất mộc cellulose đã đạt tiến bộ đáng kể, nhưng chưa có bước đột phá từ chất lignocellulose hoặc bán mộc hemicellulose của thực vật để cải thiện hiệu suất và hạ giá thành. Có thể từ 5-10 năm nữa, công nghệ này mới được hoàn thiện và có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất và thương mại.
Công nghệ trích dầu từ các lớp đá sâu trong lòng đất là mối đe dọa lớn khác cho các công nghiệp phát triển năng lượng sạch thế giới trong tương lai, do làm hạ giá dầu khoáng hóa do luật cung cầu.

Trong thế kỷ qua, ngành nhiên liệu sinh học phát triển không ngừng, đã trải qua ba thế hệ sản xuất tùy trình độ tiến bộ của công nghệ và các trở ngại khó khăn thực tế (2, 3 và 5).

Trong thế hệ thứ nhứt, nhiên liệu sinh học được tạo ra dễ dàng từ biến đổi sinh khối thảo mộc có hàm lượng đường cao và chứa nhiều chất tinh bột như bắp, mía, sắn …, qua công đoạn lên men để sản xuất rượu ethanol dùng tạo ra các nhiên liệu sinh học lỏng (gasohol) phục vụ ngành chuyên chở (xe hơi, máy bay, tàu thủy, xe lữa…). Cây trồng có nhiều dầu được ép sản xuất dầu thực vật, cùng với mỡ động vật (cá tra, heo…) được trộn với rượu ethanol hoặc methanol và chất xúc tác để tạo ra dầu diesel sinh học và glycerine bằng chuyển hóa ester.

Ngoài ra, năng lượng sạch được sử dụng từ lâu dưới dạng khí sinh học ở miền quê, bằng cách ủ phân, rơm rạ, chất phế thải để lấy khí đốt. Khí sinh học là một loại khí hữu cơ gồm khí methane, CO2, hơi nước, N2, O2, H2S, CO,… Loại khí này được sản xuất từ quá trình thủy phân các sinh khối phế thải nông nghiệp, chủ yếu là cellulose, trong điều kiện yếm khí và xúc tác bởi nhiệt độ từ 20-40 ºC (1).

Thế hệ thứ hai: Sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ thứ nhứt bị chỉ trích làm ảnh hưởng đến nguồn an ninh lương thực thế giới, cạnh tranh sử dụng nước, đất, giá thành sản xuất cao và làm ô nhiễm môi trường; cho nên, các nhà khảo cứu năng lượng sinh học cố gắng trích năng lượng từ nguồn sinh khối lignocellulose (gồm có cellulose, hemicellulose và lignin) từ gỗ, cỏ dại, chất phế thải của các vụ mùa, gỗ rừng, các loại cây không sản xuất thực phẩm; do đó không còn cạnh tranh với các chương trình an ninh lương thực, trái lại còn giúp giảm bớt ô nhiễm và ổn định môi trường. Cho nên, nhiều công nghệ phát triển mạnh trong lãnh vực xử lý các chất thải nông nghiệp (rơm rạ, trấu, bã mía…), chất thải từ biến chế thực phẩm, chất thải rắn đô thị, chất thải rừng, cũng như các loại cỏ lớn nhanh… để sản xuất các loại năng lượng như nhiệt, điện, khí, phân bón, thức ăn gia súc…, qua quá trình sinh hóa hoặc nhiệt hóa tùy loại sinh khối và mục đích sử dụng.

Ngành khảo cứu đã thành công bành trướng rất nhanh để thu hồi nhiên liệu sinh học từ chất mộc cellulose của các loại bắp ôn đới, lúa miến ngọt (Sorghum bicolor), cỏ “voi” Miscanthus × giganteus (cây lai M. sinensis và M. sacchariflorus), và switch grass (Panicum virgatum) gốc Bắc Mỹ, bằng quá trình thủy phân enzym (trước kia dùng acid thủy phân kém hiệu năng), với hiệu suất rất cao để chuyển hóa thành chất đường, được lên men để trở thành nhiên liệu ethanol. Chất mộc cellulose là một chuổi glucose, thành phần chính của sinh khối lignocellulose, nhưng không giống chất tinh bột là không tan trong nước. Hiệu quả trích nhiên liệu từ chất cellulose rất cao, độ 70% được chuyển hóa thành ethanol, khoảng 30 % còn lại ở các dạng protein đậm đặc dùng chế biến thức ăn gia súc, và lignin ở dạng bã được ép thành bánh làm nhiên liệu cho chưng cất ethanol. Một tấn rơm khô sản xuất 75 gallon ethanol, mỗi tấn cỏ voi khô cho ra 75-117 gallon ethanol-cellulosic. Một ha cây dừa cho 200 gallon, cây dầu cọ cho 500 gallon, bắp cho 300 gallon, nhưng trên 1ha cỏ voi cho tới 1.200 gallon ethanol. Nhờ đó, giá thành ethanol (từ cellulose) hạ xuống rất nhiều. Một gallon ethanol cellulosic của hãng Genencor chỉ có giá 0,1 – 0,2 USD; của hãng Novozymes Biotech 0,1 USD, giảm 30- 50 lần so với giá trước đây (trên dưới 5 USD). Bộ Năng lượng Mỹ đã tiên đoán đến năm 2020, nước này có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu sinh học ít nhất là 30 % tổng nhiên liệu của hoạt động vận chuyển (4,5).

Gần đây, kỹ thuật tiền xử lý chất sinh khối cellulosic với ion lõng bằng chất muối thể lõng chứ không phải tinh thể ở nhiệt độ phòng trước khi phân giải. Kỹ thuật này không cần đến enzym đắc tiền, thu hoạch chất đường dễ dàng cho nhiên liệu sinh học và có thể tái sử dụng ion lõng (6).

Phương pháp trích năng lượng từ sinh khối lignocellulose bằng thủy phân enzym, lên men và chưng cất chưa được hữu hiệu và còn quá tốn kém. Gần đây các nhà khoa học đã thành công trong kết hợp sự thủy phân và lên men trong một quá trình được gọi là đường hóa và lên men cùng lúc, làm hạ thấp giá thành sản xuất. Còn một số kỹ thuật mới khác cũng đang được dùng tùy theo nguồn nguyên liệu, như kỹ thuật cùng đốt sinh khối với than hoặc khí; đây là công nghệ dễ sử dụng và có hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất nhiên liệu sinh học đại trà. Kỹ thuật thủy phân plasma, do sự hũy hoại và hiệu năng giảm thấp cho bất cứ loại chất phế thải nào, rất thích hợp cho xử lý chất thải nhiều nguy hiểm. Kỹ thuật khí hóa nước siêu tới hạn (Supercritical water gasification) là phương pháp rất hứa hẹn để sản xuất khí hydro từ chất sinh khối, đặc biệt với hàm lượng nước cao (7).

Các nhà khoa học cũng phân loại enzym được các vi khuẩn trong ruột con mối gỗ dùng phân hóa sinh khối lignocellulose một cách tự nhiên. Họ hy vọng làm giảm bớt chất lignin mà không làm cho cây dễ bị sâu bệnh tấn công (chất lignin có nhiệm vụ bảo vệ cây). Họ cũng tìm thấy vi khuẩn trong ruột hươu cao cổ có thể biến đổi chất cellulose dưới bất cứ dạng nào thành nhiên liệu butanol. Vi khuẩn trong phân của gấu Panda có thể tạo nhiên liệu sinh học từ cây tre. Ngoài ra, họ cũng đang tạo ra các loại enzym hữu hiệu, tương đối rẻ tiền để dùng trong công nghệ chế biến nhiên liệu sinh học (1, 8).

Dù tiến bộ như thế, hiện còn nhiều vấn đề cho sản xuất rượu ethanol từ lignocellulose, đặc biệt mức hiệu năng còn kém hơn sản xuất dầu khí và độ hòa tan trong nước cao làm xói mòn các ống dẫn dầu, động cơ. Cho nên, butanol sinh học, một loại rượu sản xuất từ lignocellulose, là một nguồn nhiên liệu sinh học mới có tiềm năng cao. Butanol được chế tạo từ tổng hợp chất khí từ sinh khối rồi dùng chất xúc tác với khuẩn Clostridium acetobutylicum chẳng hạn để biến đổi thành butanol. Bản đồ bộ gen – Genome của loại vi khuẩn này đã được hoàn tất sẳn sàng cho các công nghệ tiến bộ tương lai. Ngoài ra, khuẩn E. coli cũng được biết làm biến đổi gen để sản xuất butanol, nhưng năng suất nhiên liệu còn thấp hơn ethanol (3). Tuy vậy, các nhà khảo cứu tin tưởng rằng butanol sinh học sẽ là nguồn năng lượng thay thế bền vững trong tầm nhìn xa.

Nhiên liệu từ cây trồng C4 mới: Những loài cỏ đa niên C4 (các hợp chất trung gian đều chứa 4 nguyên tử carbon trong quá trình quang hợp, vì thế có tên gọi cây C4) như cỏ “voi” ôn đới (Miscanthus giganteus), lúa miến ngọt (sorghum bicolor), switch grass (Panicum virgatum)… (Hình 2) là những loài có tiềm năng lớn để sản xuất nhiều sinh khối cho thức ăn gia súc và nhiên liệu sinh học, do chu trình quang hợp hữu hiệu hơn so với loài thảo mộc C3, như cây lúa, lúa mì… có phân tử đường 3-carbon tồn tại trong chu trình quang hợp Calvin. Loài cây C4 có điểm bù CO2 thấp hơn thực vật C3, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn thực vật C3, nhu cầu nước thấp hơn thực vật C3; do đó có năng suất sinh khối cao hơn thực vật C3 và chịu đựng được khí hậu khắc nghiệt.

Chẳng hạn, cỏ voi Miscanthus × giganteus là loại cây C4 đa niên dùng ít nước, ít phân trên đất kém màu mỡ nhưng sản xuất nhiều sinh khối. Một hecta cỏ Miscanthus có thể sản xuất đến 44 tấn sinh khối và 7.166 gallons nhiên liệu ethanol trong khi bắp chỉ sản xuất 16,8 t/ha chất sinh khối và 1.667 gallon ethanol. Gỗ cây rừng là nguồn cung cấp nhiên liệu ethanol thấp nhứt, khoảng 8,8 tấn/ha chất sinh khối và chỉ 1.147 gallons ethanol (1).

Hiện nay, các nhà khoa học đã hoàn tất bản đồ genome cỏ switch grass, hứa hẹn mang lại nguồn năng lượng sinh học phục vụ nhu cầu con người hữu hiệu hơn (9). Tuy nhiên, loại cỏ này không phát triển mạnh trong vùng khí hậu lạnh, nên một số nhà khoa học Tây phương chú ý đến cây C3 như poplar và cây dương liễu. Đặc biệt họ đang nghiên cứu về vận tốc cây lớn nhanh, thân to, đâm nhánh, hóa chất vách tế bào (cell wall) và khả năng cạnh tranh với ánh sáng (3).

image003 image004 image005
Hình 2: Cỏ Miscanthus, switch grass và lúa miến ngọt (Internet)

Nhiên liệu từ công nghệ sinh học, genomics: Các nhà nghiên cứu và sản xuất đang áp dụng công nghệ sinh học tiến bộ để xử lý các nguồn nguyên liệu hiệu quả hơn qua phương pháp cấy, ghép tế bào, chuyển đổi gen, hoặc nuôi trồng được điều chỉnh bằng các yếu tố khác nhau để thay đổi cấu trúc các thành phần trong tế bào cây như lignin, mộc cellulose và bán mộc hemicellulose, nhằm tăng sinh khối trên diện tích nhỏ hơn trong thời gian ngắn hơn. Như trồng những siêu gỗ chuyển đổi gen, có sinh trưởng rất nhanh mà ngành lâm nghiệp thế giới đang áp dụng “…chỉ cần trồng trên 5% diện tích đất cần thiết gây lại rừng là đủ cung cấp một số gỗ cho 100% đòi hỏi diện tích đất rừng trước đây” (10).

Ngành nông nghiệp trong tương lai sẽ thay đổi quan trọng hơn nữa khi các nhà khảo cứu tìm ra các “bộ gen” cho năng suất cao của từng loại cây trồng. Các nhà nghiên cứu đang sử dụng công nghệ genomics để hiểu biết tốt hơn làm sao phục hồi tối đa năng lượng từ các nguồn năng lượng thay thế khác nhau, như sinh khối lignin-cellulose, tảo & vi tảo, nấm và vi khuẩn cyanobacteria. Ngoài ra, họ còn dùng đến công nghệ biến đổi gen đối với các loại enzym (chất xúc tác) để làm tối hảo phát triển các loại nhiên liệu sinh học vững bền thay thế các nhiên liệu từ chất khoáng hóa.

Thế hệ thứ ba: Do vấn đề trích năng lượng từ nguồn tinh bột, đường và sinh khối lignocellulosic, nhứt là từ chất bán mộc hemicellulose còn kém hiệu quả, giá thành sản xuất cao, các nhà khoa học nhiên liệu sinh học đang bước sang nghiên cứu nhiên liệu sinh học thế hệ thứ ba, với chú trọng đến các loại tảo, vi tảo (rong, rêu, bèo), nấm và vi khuẩn cyano (Microalgae, fungi và Cyanobacteria) để sản xuất trực tiếp nhiên liệu sinh học, vì các loại này tạo ra nhiên liệu hữu hiệu hơn so với các phương pháp sản xuất thế hệ thứ nhứt và thứ hai.

Vi tảo (Hình 3) đã được nghiên cứu để sản xuất thức ăn hoặc dầu ở Mỹ từ đầu thập niên 1940s. Trong Thế chiến II, các nước khác như Đức, Nhựt, Anh… cũng bắt đầu nghiên cứu kỹ thuật sản xuất đại trà, đặc biệt trên loài Chlorella. Các loài vi tảo khác cũng được nghiên cứu như Botryococcus braunii, Dunaliella tertiolecta, Gracilaria, Pleurochrysis carterae, Sargassum (sản xuất 10 lần thể tích của Gracilaria) chứa hàm lượng lipid từ 30-70% trọng lượng khô (1).

Các vi tảo tổng hợp nước, CO2 và ánh sáng để tạo ra dầu tảo, rồi được biến chế thành dầu diesel sinh học với quá trình tinh lọc. Ưu thế của loài tảo và vi tảo là sinh sản trong nước nhanh, có thể sống trên đất ẩm, nước mặn, sản xuất sinh khối có năng lượng cao hơn ethanol; cho nên sản xuất nhiên liệu sinh học nguyên chất hữu hiệu hơn và được dùng trong hệ thống chuyên chở hiện tại (3). Ngoài ra, loại tảo dùng ít nhập lượng trợ nông, nhưng sản xuất nhiều năng lượng (30 lần) hơn sinh khối lignocelulosic để sản xuất nhiên liệu sinh học. Loài này còn bị thoái hóa sinh học nên không làm hư hại môi trường xung quanh. Ở Hoa Kỳ, trồng vi tảo trên diện tích 0,4 ha sản xuất dầu từ 20.000 đến 80.000 lít/năm. Theo ước tính của Bộ Năng Lượng, nước này cần một diện tích đất đai lớn độ 38.849 km2 để trồng loại tảo thay thế tất cả nhu cầu dầu hỏa hiện nay trong nước (11).

Tuy nhiên, trong thực hành còn phải tìm giải pháp cho đất đai để làm ao hồ, môi trường sản xuất tảo và vi tảo, cũng như lựa chọn công nghiệp sản xuất dầu lợi ích kinh tế cao, có thể so sánh với sản xuất dầu khí truyền thống, chưa kể đến ảnh hưởng thường trực của giá dầu khí trên thị trường thế giới.

image006 image007
Hình 3: Vi tảo và công nghệ sản xuất Hoa Kỳ (Internet)

Khí hydro sinh học (Biohydrogen) là một loại nhiên liệu khác được chế tạo từ vi tảo và vi khuẩn cyano (trước kia gọi là rong xanh dương) với lợi thế là nhiên liệu sạch hoàn toàn cho môi trường. Loại vi tảo và vi khuẩn cyano có chứa những enzym “hydrogenase” nên có thể tạo ra chất thán khí (hydro) mà không cho ra khí carbon; nhưng trở ngại lớn trong sản xuất khí hydro là sự hiện diện của dưỡng khí (oxy) trong không khí làm năng suất khí hydro tạo ra thấp; do đó cần phải áp dụng công nghệ biến đổi gen để tối đa sản xuất khí hydro trong khi điều chỉnh mức độ chịu đựng của enzym hydrogenase đối với dưỡng khí (3).

Năm 2008, một số nhà khoa học của Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga đã báo cáo loại nấm một tế bào có thể sản xuất nhiều chất mỡ lipid được chuyển thành nhiên liệu sinh học dễ dàng. Loại nấm thuộc dòng Cunninghamella japonica và một số khác rất có triển vọng. Khám phá mới về nấm Gliocladium roseum được tìm thấy rất nhiều ở rừng nhiệt đới có thể chuyển đổi chất mộc cellulose thành dầu diesel myco (1). Tại Mỹ, các nhà khoa học đã tìm thấy loại nấm Mucor circinelloides có khả năng tạo ra dầu diesel sinh học và có thể dùng sản xuất trên quy mô thương mại (12).

Tóm lại, trong thời gian qua ngành nhiên liệu sinh học thế giới đã phát triển khá mạnh do nhu cầu loại năng lượng sạch thay thế phần nào nhiên liệu dựa vào dầu mỏ, than đá. Nhờ sự quyết tâm và chánh sách hỗ trợ nhà nước, nhiều quốc gia như Brazil, Hoa Kỳ, Liên Âu và một số nước Á Châu đã sử dụng đại trà rượu ethanol để pha trộn xăng dầu sản xuất nhiên liệu xanh. Dù còn gặp nhiều khó khăn thị trường, một số quốc gia trên thế giới vẫn tiếp tục dấn thấn vào các công trình nghiên cứu và công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học, vì đó là loại năng lượng sạch giúp quốc gia đáp ứng phần nào nhu cầu nội địa gia tăng, đồng thời giúp thế giới giảm bớt ảnh hưởng thay đổi khí hậu toàn cầu.

Trần Văn Đạt, Ph.D.

Tài liệu tham khảo:
(www.suckhoedoisong.vn/thong-tin-y-duoc/san-xuat-nang-luong-sinh-hoc-co-lam-can-kiet-nguon-luong-thuc-200872995710558.htm).
5)      Richard Hamilton, Richard B.Flavell và Robert B.Goldberg. 2005. Công nghệ sinh học cây trồng: Những tiến bộ trong thực phẩm. Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tháng 10-2005. US Embassy. (www.vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_ej1005ii.html).
Nature 454, 841 (2008).
  • com.vn. 2012. Bước tiến mới trong phát triển năng lượng sinh học.
(www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/giai-phap/38504_buoc-tien-moi-trong-phat-trien-nang-luong-sinh-hoc.aspx}
  • Tôn Thất Trình. 2010. Tiến bộ công nghệ sinh học ở ngành lâm: Cứu vãn địa cầu bằng trồng cây siêu gỗ, siêu mộc trong nhà máy, săn sóc bằng robot, tái lập rừng mưa. Trong Tuyển tập: Vài suy nghĩ về Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thế kỷ 21, ed. Trần Văn Đạt, NXB Nông Nghiệp TP/HCM, trang 329-332.
  • Hartman, A., 2006. A promising oil alternative: Algae energy. Washington Post (washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2008/01/03AR2008010303907.html).
  • Khoa học.com. 2010.Sản xuất diesel sinh học từ nấm (khoahoc.com.vn/congnghemoi/phat-minh/the-gioi/29550_san-xuat-diesel-sinh-hoc-tu-nam.aspx).
  • 2012.Renewables Global Status Report 2012 p. 17. 

Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con

11/10/14

11 thực phẩm không nên ăn lúc đói

TIN KHOA HỌC. Theo thông tin http://www.nshapefitness.vn Có những loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể, có khả năng phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa nhưng sẽ có tác dụng ngược lại nếu bạn ăn chúng khi đang đói. Vậy những loại thực phẩm nào không nên sử dụng lúc đói? Dưới đây là 11 thực phẩm không nên ăn lúc đói .

1. Sữa và sữa đậu tương
Hai loại thức ăn này có chứa đạm cao, giàu vitamin nhưng nếu bạn dùng nó vào đồ ăn nhanh chống đói thì lại phản tác dụng. Vì lượng protein lúc này không làm đúng vai trò dinh dưỡng của nó, khiến cơn đói của  bạn không được xoa dịu.

Cách tốt nhất khi đói bạn nên ăn uống sữa cùng bánh mì, hoặc những đồ ăn có chứa bột mỳ . Cơ thể hấp thụ tôt nhất là bạn ăn điểm tâm buổi sáng cùng bánh mỳ, hoặc sau khi ăn trưa 2 tiếng, cũng có thể uống trước khi đi ngủ.

2. Sữa chua

Không thể phủ nhận vai trò của sữa chua đối với sức khỏe nhưng sữa chua sẽ phản tác dụng nếu bạn không  ăn đúng thời điểm. Nếu bạn ăn lúc đói sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của bạn.

Cách ăn có lợi cho sức khỏe là 2 tiếng sau bữa ăn. Ngoài ra, bạn có thể ăn trước khi đi ngủ. Với hai cách này có thể phát huy hết tác dụng của sữa chua giúp cho cơ thể tiêu hóa tốt các lượng thức ăn bạn đã ăn buổi trưa và tối. Bên cạnh đó còn có khả năng làm đẹp cho da của bạn.


3. Rượu

Khi bạn đói, bạn uống rượu là một sai lầm lớn, có nguyên nhân cao nhất dẫn đến đau dạ dày, và nếu bạn thường xuyên uống rượu khi đói sẽ dẫn đến các bệnh khác. Ngoài ra, khi đói mà uống rượu, dẫn đến lượng đường trong máu thấp. Lúc đó, có thể xảy ra các hiện tượng chóng mặt, đổ mồi hôi, lạnh và đói cồn cào. Đặc biệt, nếu lượng đường trong cơ thể xuống quá thấp sẽ dẫn đến hôn mê.

Uống rượu khi đói rất dễ say xỉn và nguy cơ phá hoại dạ dày rất cao. Vì thế hãy lót dạ trước khi uống rượu để bảo vệ sức khỏe.

4. Trà

Uống trà lúc bạn đói không tốt cho dạ dày của bạn chút nào cả. Mặc dù trà xanh có công dụng rất lớn đối với sức khỏe của bạn như có khả năng phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa, chống sâu răng.
Nhưng sẽ phản tác dụng, nếu bạn uống trà với cái bụng trống rỗng  sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa, và dẫn đến hiện tượng “say trà” có biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, đứng có cảm qíc quay cuồng.


5. Đồ lạnh

Với cái bụng đói mà  bạn ăn uống các đồ lạnh là điều không nên vì khi bạn uống chúng có thể làm dạ dày bạn co lại, nếu bạn thường xuyên uống đồ lạnh khi đói ảnh hưởng đến dạ dày của bạn và phát tác các bệnh liên quan đến dạ dày.

6. Đường

Đường là một loại thực phẩm rất tốt cho tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ thức ăn. Nhưng nếu cái bụng của bạn đang  đói cồn cào mà bạn lại ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường, tức là bạn đang làm tổn hại đến cơ thể của bạn và sức khỏe của bạn.

Vì khi đó, lượng đường trong máu của bạn tăng cao đột ngột nên dễ mắc bệnh không có lợi cho cơ thể.

7.  Cà chua
Trong cà chua chưa nhiều chất nhựa và các axit. Khi đói cơ đói cơ thể không đủ năng lương để chuyển hóa hai chất này, nên khi thực phẩm này vào cơ thể các axit và men tiêu hóa sẵn có trong dạ dày sẽ phản ứng tiêu cực với chúng. Hậu quả, xảy ra hiện tượng kết tủa dẫn đến cảm giác đầy bụng và khó tiêu.

Nếu lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến dạ dày.

8. Quả chuối

Trong quả chuối có chứa rất nhiều magiê và vitamin C. Chuối có tác dụng trong quá trình thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Nhưng sẽ phản tác dụng khi bạn dùng chuối làm thực ăn khi đói, lúc này hàm lượng magiê sẽ tăng đột ngột trong máu, làm mất sự cân bằng của tim mạch, gây tổn hại cho sức khỏe của bạn.

Ngoài ra, trong chuối có hàm lượng vitamin C cao, nên vitamin C khi được vào cơ thế lúc đói cũng sẽ gây tổn hại cho dạ dày của bạn.

9 . Quả  cam, quýt

Trong hai loại quả này có chứa rất nhiều axit hữu cơ, axit, acid citric, acid ,…nên khi bạn ăn khi đói sẽ làm tăng axit trong dạ dày, dẫn đến tổn thương cho dạ dày, Ngoài ra, còn gây nên cảm giác đầy bụng, bức bối và có thể dẫn đến ợ chua và ói mửa.

10. Củ  tỏi

Tỏi là loại thực phẩm cay, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng nếu với cái bụng trống rỗng mà bạn lại ăn tỏi nhiều sẽ có tác dụng ngược lại, khiến dạ dày của bạn bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng. Nếu thường xuyên ăn lúc đói sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày.

Đặc biệt, nếu bạn ăn tỏi tươi lúc đói sẽ càng nguy hại hơn.

11.  Khoai lang

Bình thường khoai lang rất tốt cho tiêu hóa nhưng nếu với cái bụng đói mà bạn ăn sẽ dẫn đến ổn thương dạ dày. Vì các chất trong khoai lang kích thích dạ dày nên gây nên cho bạn cảm giác đầy bụng, khó chịu và ợ chua,…

Đặc biệt những người bị bênh dạ dày, càng nên tránh xa khoai lang lúc đói. Nếu không bệnh của bạn sẽ càng nghiêm trọng hơn đấy.
Sưu tầm và tổng hợp

9/10/14

3 nguyên tắc vàng giảm cân

Theo các nhà khoa học ĐH Harvard (Mỹ), mỡ trắng chính là “thủ phạm” gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Phương pháp giảm cân “trúng đích” trên cơ sở khoa học chính là tác động từ “gốc”, ngăn cản sự hình thành và phát triển của tế bào mỡ trắng.

Vì sao giảm cân khó?

Không hài lòng về thân hình đẫy đà và ẩn chứa nhiều nguy cơ bệnh tật, đó là động lực thôi thúc người thừa cân, béo phì tìm mọi cách giảm cân nặng cơ thể. Thế nhưng nếu chỉ quan tâm về sự quá khổ của vóc dáng mà không có kiến thức khoa học, không tìm ra ngọn nguồn của tình trạng dư cân thì những cố gắng giảm cân không chỉ như “muối bỏ bể” mà còn có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thực tế, đã có nhiều người truyền tai nhau áp dụng các cách giảm cân phản khoa học như: nhịn ăn, uống giấm, uống thuốc xổ hoặc các thuốc ức chế hấp thụ… lâu ngày có thể khiến cơ thể “lâm nguy” vì thiếu dinh dưỡng, trao đổi chất kém, suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí đe dọa đến tính mạng
3 nguyên tắc vàng giảm cân
Cần có biện pháp giảm cân an toàn, hiệu quả để kiểm soát thừa cân, béo phì
Gần đây, ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học thuộc đại học Harvard (Mỹ) đã phát hiện ra mỡ trắng chính là “thủ phạm” gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Và phương pháp giảm cân “trúng đích” đã được xác định dựa trên cơ sở khoa học ngăn cản sự hình thành và phát triển của tế bào mỡ trắng hay nói cách khác là làm giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng.

Đẹp dáng, khỏe mạnh với “3 nguyên tắc vàng”
Để kiểm soát mỡ trắng giúp giảm cân an toàn, Ths.BS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo nên áp dụng “3 nguyên tắc vàng” gồm: dinh dưỡng phù hợp, tăng cường vận động và sử dụng sản phẩm hỗ trợ có chứa hoạt chất sinh học thiên nhiên từ Belaunja và Mangastin được chứng minh khoa học về tác dụng giảm mỡ trắng, giảm cân.

Trong ăn uống, không nên kiêng khem quá mức nhưng cần kiểm soát chuyện ăn uống. Nên sử dụng đủ bốn nhóm dưỡng chất cần thiết là đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. Người thừa cân, béo phì nên giảm các đồ ăn, thức uống có nhiều tinh bột, đường (gạo, bánh, kẹo, chè…), thức ăn chứa nhiều chất béo từ mỡ, thịt, phủ tạng động vật, các món chiên, xào nhiều mỡ; hạn chế bia, rượu. Thay vào đó nên tăng cường rau, trái cây ít đường, đây là những thực phẩm ít năng lượng.

Hãy cẩn trọng với những thứ bạn nạp vào cơ thể, bởi chỉ cần 1 ly rượu champagne uống vào bạn đã phải “trả giá” đến cả giờ đồng hồ chạy, nhẩy để tiêu hao hết số calo dư thừa.

Theo BS. Hải, ngoài dinh dưỡng, cần chú ý đến nguyên tắc quan trọng nữa là tăng cường vận động. Nên tập tối thiểu 30 phút/lần và duy trì 5 lần tập/tuần với các môn thể thao yêu thích, phù hợp với lứa tuổi, giới tính như: đi bộ, đi xe đạp, yoga… Chú trọng đến những bài tập với vòng eo, bụng, đùi - nơi mỡ trắng tích lũy nhiều, có thể tham khảo các bài tập có chuyên gia thể dục hướng dẫn. Vận động tích cực sẽ giúp tiêu hao năng lượng, lưu thông máu tốt, tăng cường chức năng hô hấp, giảm áp lực lên xương khớp và tốt cho sức khỏe toàn thân.

Mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất thiên nhiên Belaunja và Mangastin có khả năng làm giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng. Kết quả nghiên cứu lâm sàng vừa được trường ĐH California - Davis Hoa Kỳ công bố cho thấy các hoạt chất sinh học thiên nhiên từ Belaunja và Mangatin giúp giảm các chỉ số cân nặng, vòng eo, vòng hông, chỉ số BMI sau 2 - 8 tuần và an toàn khi không gây mệt mỏi, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, ức chế thần kinh cho người sử dụng.

3 nguyên tắc vàng giảm cân
Các hoạt chất sinh học thiên nhiên từ Belaunja và Mangastin có trong LIC giúp giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng an toàn, hiệu quả

BS. Hải nhấn mạnh, giới hạn giảm cân an toàn là chỉ giảm tối đa 4kg trong một tháng. Việc kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường vận động và sử dụng các hoạt chất sinh học thiên nhiên có tác dụng ngăn tích tụ, tăng ly giải tế bào mỡ trắng là 3 nguyên tắc vàng giúp giảm cân, kiểm soát cân nặng và các biến chứng từ thừa cân, béo phì.


Nhật Minh


Bài học quý Chất lượng cuộc sống

 

DẠY VÀ HỌC  Chào ngày mới! Bài học quý trên VTV2 VTV3, Truyền hình Vĩnh Long  Chất lượng cuộc sống: Tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu , Chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ cùng với nhiều thông tin quý rất hay cần đọc . Sức khỏe và tri thức hiểu biết là nền tảng của hạnh phúc.(Đón xem bài mới hôm nay Chủ nhật trên VTV2 lúc 13g00 về chăm sóc sức khỏe)   


Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!