Lưu trữ Blog

7/9/11

Xây dựng cánh đồng lúa mẫu lớn



TINKHOAHOC. GSTS. Nguyễn Văn Luật. "Ngày nay, phong trào xây dựng cánh đồng lúa mẫu lớn (CĐML) thực hiện bởi bà con nông dân Nam bộ đang nở rộ, mặc dầu mới thực hiên mấy năm nay. Có thể thấy ngay rằng phong trào này đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất lúa vừa để tăng thu nhập cho bà con nông dân, vừa để thoat ra khỏi tình trạng sản xuất lúa bằng mọi giá trong khi ta có gạo xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước, và năm nay, 2011, sẽ vượt 7 triệu tấn. Diện tích các mô hình CĐML tiêu biểu hàng ngàn ha ở nhiều tỉnh trong vùng như An Giang; Đống Tháp, Long An; TP Cần Thơ, Hậu Giang Tây Ninh; đăc biêt là ở Sóc Trăng với 1 giống ST5 trên diện tích gần 2 vạn ha, cánh đồng dùng giống lúa kháng mặn OM6976 trên 2 vạn ha. Nhiều giống lúa cao sản cực sớm dưới 90 ngày cũng đươc giới thiệu vào sản xuất, không chỉ những giống OMCS từ Viện Lúa ĐBSCL, mà còn từ nhiều cơ quan khác, như từ Đại học Cần thơ có MTL 631, MTL có 740.., từ Viện NC Cây lương thực thuộc VASS có P6 đột biến..."

TỪ CÁNH ĐỒNG LÚA 10 TẤN Ở MIỀN BẮC ĐẾN CÁNH ĐỒNG LÚA MẪU LỚN Ở NAM BỘ

GSTS. Nguyễn Văn Luật

Từ giữa thập kỷ 60 của thế kỷ trước, ở miền Bắc có phong trào làm cánh đồng 1 ha đạt 5 tấn thóc với các giống lúa địa phương cao cây yếu chịu phân bón, năng suất cao “đáng nể” cũng chỉ đạt 3,5 – 4 tấn/ha. Tiếp theo là 10 tấn thóc 1 ha với vụ lúa xuân bằng giống lúa mới từ nguồn địa phương, do Cố AHLĐ Lương Định Của lai tạo, và nhập nội từ Trung Quốc và từ Viện Lúa Quốc tế (IRRI). Hồi đó, giống mới và tiến bộ kỹ thuật cùng với phân hóa học và thuốc sát trùng còn rất hiếm. Chỉ tiêu 5 tấn, 10 tấn lúc đó là rất “táo bạo”, nhưng bà con nông dân với sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương và chỉ đạo kỹ thuật của ngành nông nghiệp đã đạt, khởi đầu ở hợp tác xã nông nghiệp Tân Hưng Hòa, nơi sản sinh AHLLVT Nguyễn Thị Chiên và cố AHLĐ Trương An Điềm, ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, rồi lan tỏa ra cả miền Bắc, góp phần tích cực vào phòng trào tất cả vì tiền tuyến chống ngọai xâm..

Phong trào thâm canh lúa với ngọn cờ cánh đồng 10 tấn trên để lại cho ngày nay khá nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa hữu cơ thuộc lọai giá cao, lợi nhuận cao, vì không tốn tiền mua phân bón và thuốc sát trùng, bằng cách nuôi thả bèo hoa dâu; làm đất ải; giữa 2 vụ lúa luân canh với cây vụ đông như khoai tây, rau đậu ôn đới.. Ta có tiềm năng phát triển dần nền sản xuất lúa hữu cơ, do đội ngũ lao động nông nghiệp có kinh nghiệm; và ta chưa tập trung nghiên cứu với đầu tư cao quy trình công nghệ giảm thiểu năng lương hóa thạch không tái tạo như phân hóa học, thuốc sát trùng, thay bằng sản xuất bèo hoa dâu, tạo chọn giống bèo kháng sâu bằng tạo chọn giống truyền thống và công nghệ di truyền, nghiên cứu phát triển cây ôn đới cho vụ vụ đông, phát triển thuốc sát trùng sinh học như nấm OMETAR trừ sâu mà Ts Nguyễn Thị Lộc vừa được giải thưởng Kovalepxkaya do đề xuất giống nấm trắng và quy trình sản xuất thích hợp. Sản xuất lúa theo hướng một nền nông nghiệp hữu cơ với trình độ cao lúc đầu khá tốn kém, nhưng đúng hướng, và hòa nhập với trào lưu thế giới phát triển năng lượng điện gió, điện sóng, địa nhiệt, biogaz, sử dụng năng lượng mặt trời.., thay cho điện từ năng lượng không tái tạo ở các nhà máy nhiệt điện trong khi nguồn dầu lửa và than đá ngày một cạn kiệt; điện nguyên tử ẩn chứa đầy nguy hiểm như ở Nhật Bản vừa xẩy ra, và ở Liên Xô trước đây, và hậu quả nhãn tiền là biến đổi khí hậu ngày một diễn biến phức tạp.

Ngày nay, phong trào xây dựng cánh đồng lúa mẫu lớn (CĐML) thực hiện bởi bà con nông dân Nam bộ đang nở rộ, mặc dầu mới thực hiên mấy năm nay. Có thể thấy ngay rằng phong trào này đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất lúa vừa để tăng thu nhập cho bà con nông dân, vừa để thoat ra khỏi tình trạng sản xuất lúa bằng mọi giá trong khi ta có gạo xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước, và năm nay, 2011, sẽ vượt 7 triệu tấn. Diện tích các mô hình CĐML tiêu biểu hàng ngàn ha ở nhiều tỉnh trong vùng như An Giang; Đống Tháp, Long An; TP Cần Thơ, Hậu Giang Tây Ninh; đăc biêt là ở Sóc Trăng với 1 giống ST5 trên diện tích gần 2 vạn ha, cánh đồng dùng giống lúa kháng mặn OM6976 trên 2 vạn ha. Nhiều giống lúa cao sản cực sớm dưới 90 ngày cũng đươc giới thiệu vào sản xuất, không chỉ những giống OMCS từ Viện Lúa ĐBSCL, mà còn từ nhiều cơ quan khác, như từ Đại học Cần thơ có MTL 631, MTL có 740.., từ Viện NC Cây lương thực thuộc VASS có P6 đột biến...

Theo Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và PTNT: “Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn’ là bước 1; bước hai sẽ “Xây dựng vùng nguyên liệu xuất khẩu”; bước ba “Vùng ngyên liệu xuất khẩu sản xuất theo VietGAP”. Có nhiều quy định khá cụ thể, như sản xuất lúa trên CĐML sử dụng giống lúa xác nhận; cơ giới hóa làm đất 100%; gieo sạ hàng đồng lọat; bón phân cân đồi; dùng thuốc BVTV chế phẩm sinh học, dùng thuốc hóa học khi thật cần thíêt; cơ giới hóa thu họach 100%; Phơi sấy đạt yêu cầu. Thực hiện đầy đủ những quy định trên sẽ đưa quy trình công nghệ sản xuất lúa hàng hóa lên tầm cao mới, như quy trình gọi tắt là “Ba không”: không còn cúi cấy mà dùng máy cấy và dụng cụ sạ lúa theo hàng; không gặt bằng tay mà dùng máy gặt đập liên hợp và máy gặt rải hàng; không phơi lúa mà sấy.

Lợi ích của người nông dân được quan tâm. Ngay những năm đầu xây dựng CĐML, ngòai các chương trình tập huấn do tổ chức khuyến nông của Trung tâm Khuyến nông QG thực hiện, bà con nông dân còn nhận được sự hỗ trợ phần nào về phân bón, thuốc BVTV, tiền vận chuyển đến kho của một số công ty, tiền lưu kho, như Cty CP BVTV AG; Cty XN khẩu AG, Cty Lương thực AG, Cty CP phân bón Đầu Trâu Bình Điền ..

Theo TGĐ AHLĐ Hùynh Văn Thòn, Cty CP BVTV An Giang đang thực hiện chương trình cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra cùng với “nhịp cầu nhà nông”; vừa khởi công xây dựng nhà máy chế biến gạo Thọai Sơn có công suất 200.000 tấn gạo/năm, và sẽ khởi công xây dựng nhà máy chế biến gạo Vĩnh Hưng, Long An vào qúy III năm 2011. TGĐ Lê Quốc Phong bày tỏ sự vui mừng được góp phần xây dựng mô hình CĐML với tinh thần đồng hành tích cực nhất, sẽ tổ chức đưa 60 nông dân sản xuất giỏi ở các tỉnh Nam bộ đi tham quan học tập ở Viện Lúa QT (IRRI) tại Philipines

Nông dân trồng lúa ở ĐBSCL, cũng như cả nước sẽ rất vui nếu bà con sau này chỉ phải lo sản xuất lúa đến gặt, còn doanh nghiệp lo các khâu sấy lúa, lưu kho, chế biến và tiếp thị. Nước bạn Malaysia đã làm được việc này Trong một cuộc tham quan ở Malaysia chúng tôi đã quan sát từ khâu gặt lúa bằng máy, chuyển về kho của Cty, bà con nông dân không phải chờ lâu đã nhận được kết quả phân tích độ sạch, độ ẩm của lúa, và nhận tiền bán lúa ướt qua ATM. Khi mua gạo ăn, người đã bán lúa được giảm giá 40%.

Trình độ và mức độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa cần được nâng cao. Trong phạm vi cả nước, hiện chúng ta có 2 đơn vị lớn nghiên cứu về lúa đã đạt được nhiều thành tựu phục vụ sản xuất lúa là Viện Lúa ĐBSCL và Viện Nghiên cứu Cây Lương thực ở Hải Dương, đều thuộc hệ thống Viện KHKTNN Việt Nam. Đến nay, Viện Lúa ĐBSCL mới làm được việc này trên 200 ha nhân giống lúa được khoảng 30-40%. Chúng tôi chúc hai Viện này sẽ đạt 100% CNH và HĐH sản xuất lúa trong một ngày gần đây, và nhanh chóng trở thành điểm đột phá hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, công nghệ cao thực sự, áp dụng có hiệu quả cao công nghệ sinh học bao gồm công nghệ di truyền chuyển nạp gene tạo giống mới; công nghệ thông tin, bao gồm điều khiển học trong sử dụng các máy nông nghiệp tự động.. Chúng tôi đã được tham quan sự vận hành những máy này ở một số nước phát triển, như Úc, Ý, Nhật


GSTS. Nguyễn Văn Luật



NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC, CÂY LƯƠNG THỰC

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!