Lưu trữ Blog

11/9/08

Bón phân cho lúa ngắn ngày vùng phù sa ngọt ĐBSCL



TINKHOAHOC. Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), TS. Phạm Sĩ Tân đã khuyến cáo bón phân cho lúa ngắn ngày (thời gian sinh trưởng 95-100 ngày) vùng phù sa ngọt ĐBSCL: Vụ Đông Xuân đạm 90-110 kg/ha, lân 40-50 kg P2O5 /ha, kali 30-50 kg K2O/ha; Vụ Hè Thu đạm 75-95 kg/ha, lân 50-60 kg P2O5 /ha, kali 30-50 kg K2O/ha. Ứng dụng chất phụ gia Agrotain (dùng hai lít để áo một lớp mỏng bên ngoài cho 1 tấn urea) sẽ tăng thêm 300-500 kg lúa/ ha so với bón urea thường cùng liều lượng hoặc giảm 20-25% lượng phân urea. Phân đạm nên bón “nhẹ đầu, nặng giữa, nhẹ đuôi” theo quy trình đã khuyến cáo. Phân lân nên bón lót cho đến trong vòng 30 ngày sau sạ là tốt nhất; đất phèn cần sử dụng phân lân nung chảy; đất phù sa ngọt có thể dùng super lân và DAP. Phân kali chưa phải là yếu tố cần thiết để tăng năng suất lúa vùng ĐBSCL (theo kết quả sau 21 năm (42 vụ) bón dài hạn NPK cho lúa) mà chỉ có thể là cải thiện chất lượng nông sản và gia tăng sức đề kháng cho cây khi tập quán nông dân ĐBSCL bón quá nhiều phân đạm. Phân hỗn hợp và phân chuyên dùng cho đến nay vẫn phát huy tốt mặt tích cực của nó nhưng sử dụng chúng cho thấy chi phí cao hơn so với bón phân đơn. Chi tiết xem tại http://www.clrri.org/doc/hqpb-Tan.pdf

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!