Lưu trữ Blog

11/4/12

Bón phân NPK Văn Điển cho lúa ở Quảng Nam



TIN KHOA HỌC. Báo Nông nghiệp vừa có bài "Trồng lúa không sử dụng thuốc BVTV" của Nguyễn Huân. Theo ông Hoàng Văn Tại, TGĐ Cty CP Phân lân Văn Điển, sở dĩ khi bón NPK Văn Điển chuyên dùng, cây lúa trở nên cứng cáp, không đổ ngã, chống chịu sâu bệnh tốt do NPK Văn Điển sử dụng nguyên liệu là lân Văn Điển SX từ quặng apatit và xà vân tự nhiên, ngoài cung cấp các nguyên tố đa lượng đạm (N), lân (P), kali (K) truyền thống NPK Văn Điển còn chứa các nguyên tố trung, vi lượng như silic, ma-nhê, lưu huỳnh, phốt-pho, sắt, man-gan, bo... Các yếu tố này giúp bổ sung nguyên tố mà đất và cây trồng đã cạn kiệt từ nhiều năm qua, giúp cây có đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh, tạo vành đai cơ và sinh học tự nhiên giúp kháng chịu, miễn nhiễm sâu bệnh nên hạn chế phải sử dụng thuốc BVTV. Xem toàn văn bài viết và ảnh "Phân NPK Văn Điển rất phù hợp với vùng đất Quảng Nam"


Trồng lúa không sử dụng thuốc BVTV

NGUYÊN HUÂN -Báo Nông Nghiệp Việt NamThứ Ba, 10/04/2012, 9:56 (GMT+7)


* Năng suất đạt 60- 70 tạ/ha

Cty Phân lân Văn Điển phối hợp Cty Vật tư nông nghiệp II Đà Nẵng và Liên hiệp HTX TM & ĐT Quảng Nam vừa tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá mô hình thực nghiệm bón phân NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa vụ ĐX 2011- 2012 tại Quảng Nam.

Ruộng lúa sạch bệnh

Quảng Nam có 50.000 ha gieo sạ lúa mỗi năm. Nhiều giải pháp kỹ thuật thâm canh đã được áp dụng, nhưng vẫn bộc lộ hạn chế khi sử dụng các loại phân bón hóa học; đặc biệt việc lạm dụng tràn lan, lãng phí phân đạm dẫn đến sâu bệnh, giảm năng suất lúa.

Trao đổi với NNVN, ông Lê Đức Thơ, Giám đốc Liên hiệp HTX TM&ĐT Quảng Nam chia sẻ: "Vụ ĐX 2011- 2012, được sự hỗ trợ của Cty Phân lân Văn Điển và Cty Vật tư nông nghiệp II Đà Nẵng, chúng tôi đã phối hợp với các HTXNN trên địa bàn tỉnh triển khai mô hình thực nghiệm bón NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa không sử dụng thuốc BVTV tại 6 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Quảng Nam.

Mục tiêu của chúng tôi khi xây dựng mô hình mong muốn tìm ra sản phẩm, đối tác tin cậy với giá cả hợp lý, tư vấn định hướng cho nông dân ứng dụng KHKT vào SX, giảm rủi ro và hệ lụy do bón thừa phân đạm cũng như nguy cơ dùng phải phân bón giả”.

Cùng theo ông Thơ, giống lúa được chọn để khảo nghiệm bón NPK Văn Điển chuyên dụng là các giống trung và dài ngày như Gia Lộc, DT34, DV108, CNR206, KD18... Các huyện chọn làm điểm trình diễn có điều kiện khí hậu, đất đai đa dạng để kiểm tra sự thích ứng rộng của NPK Văn Điển là Điện Bàn, Duy Xuyên, Thăng Bình thuộc vùng bắc Quảng Nam (có chân ruộng phù sa tốt và màu mỡ); huyện Núi Thành, TP. Tam Kỳ phía nam Quảng Nam (đất cát bạc màu, độ phì nhiêu kém, thủy lợi, tưới tiêu khó khăn).

Cụ thể ở 6 điểm trình diễn, tại HTXNN Duy Phước, Duy Thành (Duy Xuyên), HTX Phú Đông, An Phú (Núi Thành), HTX Điện Minh 1,2 (Điện Bàn), kết quả khảo nghiệm cho thấy, khi sử dụng phân NPK Văn Điển sau sạ vài ngày, cây lúa phát triển hơi chậm nhưng sau đó phát triển nhanh, đẻ nhánh tập trung, lá màu xanh nhạt, cây lúa thẳng, cứng cáp hơn hẳn ô đối chứng, thời gian thu hoạch rút ngắn hơn so với canh tác thông thường từ 2- 3 ngày.

Đặc biệt, ưu điểm lớn nhất khi bón NPK Văn Điển chuyên dụng cho cây lúa, hầu như không dùng đến thuốc trừ sâu, các bệnh phổ biến như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, khô vằn, đạo ôn, khô đầu lá tỷ lệ nhiễm rất nhẹ, không đáng kể. Nhờ đó, cây lúa sinh trưởng khỏe đều, không đổ ngã, thuận lợi cho việc thu hoạch bằng máy tại địa phương, tiết kiệm 40.000- 50.000 đồng chi phí phun thuốc trừ sâu/ha.

Tiết kiệm, hiệu quả

Theo GĐ Liên hiệp HTX TM&ĐT Quảng Nam Lưu Đức Thơ, nông dân trong tỉnh có thói quen mua phân, đạm, kali về tự pha trộn để bón lúa theo kinh nghiệm nên hầu hết không đảm bảo tỷ lệ, tiêu chuẩn đúng theo quy định. Từ đó, tình trạng vừa thiếu vừa thừa các yếu tố dinh dưỡng; đặc biệt sự lạm dụng phân đạm để lúa phát triển nhanh và xanh diễn ra phổ biến. Chính vì vậy, khi sản phẩm NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa được đưa vào SX với quy trình nghiệm ngặt, tiết kiệm khiến người dân ban đầu không khỏi hoang mang lo lắng lúa thiếu ăn.

Hội thảo đầu bờ sử dụng NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa tại Quảng Nam

Ông Trương Đức Bốn, Chủ nhiệm HTXNN Duy Phước tâm sự: “Tôi dùng phân lân Văn Điển hàng chục năm nay rồi nhưng đây là lần đầu dùng NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa nên cũng lo lắng. Ban đầu, thấy lúa phát triển hơi chậm tôi lo lắng mất ăn mất ngủ, liên tục giục cán bộ kỹ thuật xin cho rải thêm phân nhưng phía Cty cam kết lúa không thiếu dinh dưỡng, nếu có vấn đề gì sẽ đền bù gấp đôi. Nhưng nói thật với anh, phải đến lúc này tôi mới thở phào vì mô hình đã chắc chắn thành công. Trong 20 ha của tôi, giống lúa Gia Lộc đạt năng suất 56 tạ/ha, DT34 60 tạ/ha, giống lúa lai CNR6206 đạt 80 tạ/ha. Sướng nhất khi bón NPK Văn Điển không phải phun thuốc trừ sâu, tiết kiệm được gần 1 triệu đồng/ha”.

Cùng chung niềm vui, ông Lê Phước Thạnh ở HTXNN 2 Duy Hòa cho biết, bình thường một vụ lúa ông bón phân 4- 5 lần gồm bón lót trước khi sạ, bón thúc lần 1 sau sạ 10- 12 ngày, bón thúc lần 2 sau sạ 20- 25 ngày, bón thúc lần 3 sau sạ 35- 40 ngày và bón đón đòng sau 55- 60 ngày. Tuy nhiên, khi sử dụng NPK Văn Điển chuyên dụng cho lúa, ông Thạnh chỉ bón 3 lần gồm: Bón lót 25 kg/sào (500 m2) NPK Văn Điển loại 10.12.5 trước khi sạ rồi bừa vùi phân xuống chân ruộng, khi lúa được 10- 12 ngày bón thúc lần nhất 5 kg NPK loại 16.5.17 sau sạ 10- 12 ngày và bón thúc đợt 2 sau sạ 20- 25 ngày 13 kg NPK loại 16.5.17. Sau đó, chỉ việc “ngồi vểnh râu” đợi đến lúc thu hoạch mà không phải lo lắng lúa bị sâu hay đổ ngã, tiết kiệm gần 100.000 đồng phân bón/sào so với canh tác thông thường song giá trị sau thu hoạch tăng thêm 322.000 đ/sào.

Trong các hộ dân tham gia hội thảo, vui nhất có lẽ là ông Phạm Phú Đằng, Chủ nhiệm HTXNN Phú Đông. Nhà có 3 sào ruộng chân đất pha cát, chua phèn nên chỉ giống lúa KD18 chịu được, nhưng năng suất bình quân hàng năm chỉ đạt 40- 45 tạ/ha, thậm chí nhiều vụ gặp sâu bệnh nặng, lúa đổ ngã còn mất trắng. Vụ ĐX 2011- 2012, mạnh dạn bón NPK Văn Điển chuyên dùng, năng suất lúa của gia đình anh Đằng tăng vọt lên 55 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay khiến anh và các xã viên khác trong HTX mừng ra mặt.

TGĐ Cty Phân lân Văn Điển, Hoàng Văn Tại khuyến cáo, bà con nông dân khi mua phân NPK nên chọn những đơn vị lớn có uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Đặc biệt, cần chú ý đến hàm lượng dinh dưỡng và giá thành sản phẩm.

Ông Tại bật mí, trong NPK thì kali là nguyên tố đắt nhất nên khi pha trộn thêm lân và đạm giá NPK phải luôn thấp hơn kali. Nếu đơn vị kinh doanh phân bón nào bán NPK giá bằng hoặc cao hơn kali là họ đang ăn lãi của người dân quá nhiều.

Là đối tác tin cậy của Cty Văn Điển nhiều năm qua, TGĐ Cty CP Vật tư nông nghiệp II Đà Nẵng, ông Trang Hòa cho biết: “Bình quân, mỗi năm Cty chúng tôi cung cấp cho thị trường gần 200.000 tấn phân bón các loại cả trong và ngoài nước. Sau khi tiến hành các khảo nghiệm, phân tích chúng tôi khẳng định phân NPK Văn Điển là một trong những sản phẩm phân bón thuộc tốp đầu trong nước hiện nay và giá thành cũng thuộc loại rẻ nhất. Sắp tới, Cty chúng tôi cố gắng đưa mặt sản phẩm này tới bà con nông dân miền Trung nhiều hơn nữa”.

Theo ông Hoàng Văn Tại, TGĐ Cty CP Phân lân Văn Điển, sở dĩ khi bón NPK Văn Điển chuyên dùng, cây lúa trở nên cứng cáp, không đổ ngã, chống chịu sâu bệnh tốt do NPK Văn Điển sử dụng nguyên liệu là lân Văn Điển SX từ quặng apatit và xà vân tự nhiên, ngoài cung cấp các nguyên tố đa lượng đạm (N), lân (P), kali (K) truyền thống NPK Văn Điển còn chứa các nguyên tố trung, vi lượng như silic, ma-nhê, lưu huỳnh, phốt-pho, sắt, man-gan, bo... Các yếu tố này giúp bổ sung nguyên tố mà đất và cây trồng đã cạn kiệt từ nhiều năm qua, giúp cây có đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh, tạo vành đai cơ và sinh học tự nhiên giúp kháng chịu, miễn nhiễm sâu bệnh nên hạn chế phải sử dụng thuốc BVTV.

Trở về trang chính

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!