Lưu trữ Blog

4/8/24

Làm thế nào để cải thiện và sử dụng hiệu quả đất nhiễm mặn kiềm nhằm đảm bảo an ninh lương thực?

 Làm thế nào để cải thiện và sử dụng hiệu quả đất nhiễm mặn kiềm nhằm đảm bảo an ninh lương thực?

Nguồn: Tạp chí Frontiers of Agricultural Science and Engineering (2024). DOI: 10.15302/J-FASE-2024551.

 

Đất bị mặn hóa gây ra mối đe dọa đối với sản xuất nông nghiệp toàn cầu, an ninh lương thực và phát triển bền vững. Bị ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế xã hội, đất canh tác của Trung Quốc đã giảm trong những thập kỷ gần đây và gần đạt giá trị tới hạn 120 triệu ha, diện tích tối thiểu cần thiết để duy trì an ninh lương thực quốc gia.

 

Trung Quốc có khoảng 36,7 triệu ha đất nhiễm mặn kiềm, trong đó khoảng 12,3 triệu ha có tiềm năng nông nghiệp. Khoảng 6,67 triệu ha có thể được sử dụng làm đất trồng trọt, cải tạo và cải thiện phần đất nhiễm mặn kiềm này có thể mở rộng hiệu quả việc sử dụng đất, giảm bớt áp lực về an ninh lương thực và giúp tăng sản lượng lương thực để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

 

Trong bối cảnh đó, đất nhiễm mặn-kiềm, như là nguồn tài nguyên dự trữ quan trọng, ngày càng thu hút được sự chú ý. Tuy nhiên, câu hỏi làm thế nào để cải thiện hiệu quả các loại đất này nhằm hỗ trợ cây trồng phát triển và làm giảm áp lực về an ninh lương thực là vấn đề cấp bách.

 

Gần đây, tiến sỹ Wang Guangzhou từ Đại học Nông nghiệp Trung Quốc (CAU) và các cộng tác viên của ông đã xem xét toàn diện các nguyên tắc và chiến lược cơ bản để quản lý và sử dụng đất nhiễm mặn-kiềm ở Trung Quốc, bao gồm tưới nước ngọt và kiểm soát mực nước ngầm, che phủ đất và xây dựng các tầng đất sâu màu mỡ riêng biệt, cân bằng các yếu tố dinh dưỡng và ion muối thông qua bón phân, cũng như các biện pháp quản lý canh tác khác nhau.

 

Công trình được đăng trên tạp chí Frontiers of Agricultural Science and Engineering.

 

Những phương pháp này giúp giảm độ mặn của đất, làm tăng độ phì đất và cải thiện thành phần cơ giới đất, từ đó giúp cây phát triển khỏe. Các tác giả nhận thấy rằng các kỹ thuật cải tiến có mục tiêu là cần thiết cho các vùng khác nhau.

 

Ví dụ, ở khu vực phía tây bắc khô cằn của Trung Quốc, tưới nhỏ giọt với che phủ đất có khả năng làm giảm đáng kể sự bốc hơi nước, kiểm soát sự gia tăng muối và cải thiện hiệu quả sử dụng nước tưới. Ở vùng Đông Bắc, trồng lúa có thể cải thiện thành phần cơ giới của đất kiềm và làm giảm độ pH đất. Ở đồng bằng phía Bắc Trung Quốc, việc sử dụng hợp lý nước mặn để tưới tiêu nông nghiệp là thuận lợi cho muối trực di và cũng có thể thay thế một phần nguồn nước ngọt.

 

Ngoài ra, việc xây dựng các tầng đất màu mỡ là rất quan trọng thông qua việc áp dụng các biện pháp khác nhau để cải thiện chất lượng đất và hình thành các tầng đất canh tác màu mỡ.

 

Trong những năm gần đây, khái niệm “cây trồng trên đất mặn” nhằm cải thiện khả năng chống chịu của cây đối với đất mặn-kiềm đã được đề xuất và các tác giả này đã xem xét những tiến bộ và nâng cao sự phát triển liên quan bao gồm trồng cây chịu mặn (cây halophyte), nhân giống cây trồng chịu mặn-kiềm và nghiên cứu tác nhân vi sinh vật hoạt động.

 

Những phương pháp tiếp cận có định hướng cây trồng này không chỉ có thể cải thiện đáng kể hiệu quả sử dụng đất nhiễm mặn kiềm mà còn cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng.

 

Các tác giả đề xuất triển vọng đầy hứa hẹn về việc sử dụng bền vững đất nhiễm mặn kiềm thông qua các công nghệ tùy chỉnh ở các vùng đặc trưng, quy định và quản lý chính xác, sử dụng toàn diện tài nguyên nước mặn, phát triển công nghệ thông minh và đơn giản hóa cũng như đầu tư thương mại.

 

Những triển vọng này cung cấp những ý tưởng và chiến lược mới cho việc cải tạo và sử dụng đất nhiễm mặn-kiềm cũng như thúc đẩy việc làm và phát triển kinh tế địa phương.

 

Nguyễn Tiến Hải theo Phys.org

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!