Lưu trữ Blog

29/12/07

AGRONEWS 12 TIN KHKT NÔNG NGHIỆP

GS.TS. Bùi Chí Bửu, Viện Trưởng
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

Phân lập “Insect Receptor” đối với virus gây hại cây trồng. Tất cả virus gây bệnh hại cây trồng phát triển quần thể nhờ sử dụng vectơ – thí dụ như rầy mềm, rầy nâu hoặc côn trùng khác. Những vectors như vậy giúp virus lan truyền theo kiểu “non-circulative transmission” (truyền bệnh không theo chu kỳ). Trong phương pháp truyền bệnh đó, rất nhiều loài virus có thể được một loại vector mang, và ngược lại, nhiều vector có thể mang một loài virus. Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phân lập vị trí chính xác và bản chất hóa học của receptor đầu tiên đối với virus có tính chất “non-circulative”, đó là virus gây bệnh khảm trên cây cải bông (cauliflower mosaic virus: CMV). Thể receptors này định vị trên đọt sinh trưởng nơi có rầy mềm ký sinh, ở trạng thái protein không được bao phủ bằng đường (non sugar-coated proteins). Sự phát hiện này có thể giúp cho các nhà khoa học tiếp cận phương pháp chống lại sự tấn công của virus. CMV phát tán trên cây cải bông có thể được kiểm soát cả hai phương diện “aphid receptors” hoặc CMV's P2 proteins, chúng phản ứng trong điều kiện tương tác giữa cây chủ và virus. Đọc tóm tắt http://www.pnas.org/cgi/content/short/104/46/17959 hoặc tài liệu đầy đủ tại http://www.pnas.org/cgi/reprint/104/46/17959

Thuốc diệt côn trùng từ vi nấm. Đấu tranh sinh học trên cơ sở vi nấm có độc tính diệt côn trùng có thể bổ sung cho thuốc diệt côn trùng bằng hóa học. Sử dụng các chế phẩm sinh học như vậy thường có kết quả thấp và đắt tiền trong khâu chuẩn bị. Các nhà khoa học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc và ĐH Maryland đã phát triển một phương pháp khá triển vọng là “scorpion neurotoxin” (độc tố trên hệ thần kinh của bò cạp) thể hiện trong vi nấm có độc tố đối với côn trùng. Du nhập gen mã hóa “neurotoxin AaIT” của bò cạp đuôi bằng, các nhà khoa học này thu thập trên vi nấm Metarhizium anisopliae lượng độc tính tăng gấp 22 lần đối với sâu kèn thuốc lá và đối với muỗi gây bệnh sốt vàng da. Vi nấm M. anisopliae gây bệnh cho hơn 200 loài côn trùng bằng thể thức ký sinh. Nó không ký sinh trên người và động vật khác. Sản xuất đại trà chế phẩm của vi nấm M. anisopliae sẽ là qui trình cạnh tranh với thuốc sâu tổng hợp bằng hóa chất. Bước tiếp theo, người ta sẽ phát triển các dòng chuyên tính với ký chủ, trên cơ sở “hypervirulent AaIT strain”, người ta sẽ kết hợp nhiều qui trình khác nhằm làm thân thiện với môi trường. Đọc trên tạp chí Nature Biotechnology http://www.nature.com/nbt/journal/vaop/ncurrent/pdf/nbt1357.pdf . hoặc đọc tóm tắt: http://www.nature.com/nbt/journal/vaop/ncurrent/abs/nbt1357.html

Giống mù tạt biến đổi gen Bt của Ấn Độ làm bẩy cây trồng đối với DBM. Bên cạnh giá trị thương mại của cây trồng biến đổi gen Bt, chúng còn được dùng làm bẩy cây trồng. Chiến lược “trap crop” thực hiện công việc giảm thiểu sử dụng thuốc sâu và bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng, làm gia tăng và duy trì năng suất cây trồng. Một cây được dùng làm bẩy phải có tính chất nhữ mồi đối với côn trùng gây hại hoa màu chính. Giống cây mù tại biến đổi gen của Ấn Độ đã được thử nghiệm làm bẩy cây trồng để dẫn dụ sâu ăn lá cải xanh (diamondback moth: viết tắt là DBM). Các nhà khoa học thuộc ĐH Cornell thiết kế bẩy có tên là "dead-end" bằng cách du nhập gen cry1 Bt và giống mù tạt Ấn Độ. DBM có tính ưa thích rất cao trong tập tính đẻ trứng trên cây mù tạt Ấn Độ hơn là đẻ trên bắp cải (ratio >11). Xét nghiệm sinh học trong côn trùng cho thấy: cả hai cây có gen cry1C và cry1Ac đều có độc tính đối với DBM. Ngoài ra, giống mù tạt biến đổi gen Bt Ấn Độ này còn hữu dụng đối với nhiều loài sâu khác thuộc Lepidoptera. Đọc tóm tắt: http://www.springerlink.com/content/7515m106777754/?p=c93ef90609ed4f469b6d626fe677e44d&pi=0 hoặc tài liệu đầy đủ tại http://www.springerlink.com/content/817515m106777754/fulltext.pdf

Thông báo Hội nghị Quốc tế về Bệnh cây. Hội nghị bệnh cây quốc tế lần thứ 9 (ICPP2008) với chủ đề "Healthy and Safe Food for Everybody" sẽ được tổ chức cách quãng 5 năm, tại Torino, Italy ngày 24-29 tháng Tám, 2008. Nội dung tập trung vai trò của bệnh học trên cây trồng trong an toàn lương thực và an tinh lương thực toàn cầu, những phát triển gần đây trong quản lý bệnh hại cây trồng, và việc chuyển giao những kiến thức và công nghệ. Muốn biết thêm chi tiết xin vào trang web http://www.icpp2008.org/

Nguồn: TINKHOAHOC http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc Tags: agronews_12
Sunday November 18, 2007 - 10:59pm (PST) Permanent Link | 0 Comments

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!