Lưu trữ Blog

11/3/08

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn

TINKHOAHOC. Ngô, sắn, lạc, đậu nành là những cây trồng cạn phổ biến ở các tỉnh phía Nam và dự báo thị trường tiêu thụ có nhiều triển vọng trong thời gian tới. Năm 2007, Việt Nam nhập khẩu 585.000 tấn ngô, 1.925 tấn khô dầu đậu nành với tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu lên đến 1,1 tỷ đồng, tăng 52,6% (Phạm Văn Dư, Lê Thanh Tùng, Đào Quang Hưng 2008). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang chỉ đạo sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn thích hợp cho các vùng sinh thái. Định hướng chuyển đổi là chuyển vùng đất sản xuất 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 lúa + 1 màu, cây công nghiệp ngắn ngày hoặc 1 lúa + 2 màu. Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học về giống mới, bón phân khoáng NPK cân đối, bón lót phân chuồng, lân và hữu cơ vi sinh, quản lý dịch hại tổng hợp IPM, phát triển công nghệ sơ chế, bảo quản và chế biến sau thu hoạch, chú ý sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường. Các địa phương lập quy hoạch cho từng vùng theo hướng sản xuất hàng hóa, không gieo trồng tự phát, nhỏ lẻ, chú trọng phát triển các giống mới có triển vọng: giống ngô lai CP 898, DK171, T7, B9698, G49, C919, NK54, CP888, LVN10; giống ngô nếp MX4, MX2, VN2, Wax 44, Bạch Ngọc; giống đậu nành: MTD176, HL203, BC19, DT12; giống lạc L14, LDH01, Lì, Sẻ Gia Lai, HL25; giống sắn KM94, KM140, NA-1. Tài liệu chi tiết xem tại Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp &PTNT 2008. Hội nghị chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn tại các tỉnh vùng Nam Bộ và Tây Nguyên. 218 trang . Thông tin tóm tắt đọc tại Báo Khoa học Phổ thông ngày 7/3/2008, đã được đăng lại tại http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_dhnl

(Hoàng Kim tóm tắt)

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!