Lưu trữ Blog

26/5/08

Sản xuất lúa lai ở Đồng Bằng Sông Hồng: Triển vọng của nông dân.

Trần Đức Viên, 2007. Trong tạp chí: Hội thảo quốc tế lúa lai và hệ sinh thái nông nghiệp. Trường ĐHNN 1 Hà Nội, ngày 22 – 24 tháng 11 năm 2007. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, trang 12.

Nghiên cứu này nhằm đánh giá về hiện trạng sản xuất lúa lai ở Đồng bằng Sông Hồng, tập trung vào đánh giá và nhận thức của nông dân về lúa lai. Những giống lúa lai chính gồm Nhị ưu 838 và Dân ưu 527 (Trung Quốc), TH3 – 3 (Việt Nam), và giống lúa cải tiến là Bắc Thơm 7 (BT7) và Khang Dân (KD) được sử dụng trong nghiên cứu này. Chúng tôi tiên hành phỏng vấn 100 hộ nông dân trồng lúa tại tỉnh Hà Tây và Nam Định. Phương pháp phân tích Chi phí – Lợi nhuận được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các giống lúa mang lại. Mô hình logit được sử dụng để phân tích về sự chấp nhận của nông dân đối với lúa lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc phân loại các giống lúa của nông dân dựa vào giá trị sử dụng của chúng đồng thời tránh rủi ro. Nhìn chung các giống lúa lai Trung Quốc yêu cầu nhiều phân hóa học nhiều hơn, nhưng chất lượng gạo thấp hơn và làm cho đất canh tác thoái hóa nhanh hơn so với lúa thuần. Hơn nữa, giá lúa lai thương phẩm cũng thấp hơn so với lúa thuần (BT7). Ngược lại, lúa lai cho năng suất cao hơn và được đánh giá sinh trưởng tốt hơn trong những điều kiện thời tiết bất thuận (lụt hay hạn). Trong vụ xuân, trồng giống TH3 – 3 cho lợi nhuận cao nhất. Có nhiều yếu tố quyết định đến việc chấp nhận lúa lai của nông dân bao gồm kinh nghiệm và trình độ học vấn của chủ nông hộ, điều kiện kinh tế xã hội của nông dân, số lao động của nông hộ, thời vụ, và tất nhiên là năng suất của lúa lai. Lúa lai nhìn chung tập trung ở những hộ có kinh nghiệm sản xuất và trình độ học vấn thấp. Ngoài ra thì nông dân thích trồng lúa lai trong vụ xuân nhiều hơn. Điều này trái ngược với các nước châu Á khác là nông dân có vẻ lạc quan về lúa lai. Tuy thế, tương lai của lúa lai thế nào còn phụ thuộc vào việc theo dõi kế hoạch sản xuất của nông dân, vấn đề này vẫn chưa rõ ràng. Ba đề xuất chính sách quan trọng được đưa ra là: sự cần thiết phát triển dù lúa lai hay lúa thuần cần có cả chất lượng tốt và năng suất cao (i), chính phủ cần quan tâm hơn nữa trong việc đẩy mạnh sản xuất hạt giống (ii), liên kết trong khuyến nông cần mạnh mẽ hơn (iii).

Nguyễn Chí Công, NH30
(chọn tin và gửi bài)

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!