Lưu trữ Blog

24/6/08

Ngô lúa chuyển gen tăng khả năng chống chịu khô hạn

TINKHOAHOC. Cây trồng có tính chống chịu khô hạn đã được phát triển thành công thông qua biến đổi gen, thí dụ như sử dụng các gen mã hóa nguyên tố điều tiết áp suất thẩm thấu [osmoprotectants] (phần lớn là sugar alcohols), các hợp chất “zwitterionic” và các chất bảo vệ protein. Cây chuyển gen như vậy đã thích ứng với điều kiện thiếu nước ở mức độ trong phòng thí nghiệm và ở nhà lưới. Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy cây thể hiện tính chống chịu thông qua nhiều cơ chế họat động rất khác nhau. Các nhà khoa học thuộc Công ty Monsanto đã chứng minh những protein có tính chất “cold shock” của vi khuẩn (Csp) cũng có thể liên quan đến khả năng đáp ứng với stress trong nhiều loài cây trồng. Csp thuộc họ của “molecular chaperones”, hỗ trợ ribonucleic acids (RNA). RNA có xu hướng trở thành bẩy gen ở dạng gấp sai (misfolded forms), và CSP proteins, họat động như chaperones, có thể phân giải cấu trúc này. Cây lúa chuyển gen, cây bắp chuyển gen thể hiện Csp proteins (của E. coli và B. subtilis) đã cải tiến đáng kể tính chống chịu stress phi sinh học, như lạnh, nóng và thiếu nước. Điều quan trọng là, những cải tiến này trên đồng ruộng không làm năng suất giảm. Xem chi tiết ở tạp chí Plant Physiology http://www.plantphysiol.org/cgi/content/full/147/2/446

(Bùi Chí Bửu)

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!