Lưu trữ Blog
19/9/08
Đặc cách công nhận giống sắn KM98-7
TINKHOAHOC Ngày 13/9/2008, Hội đồng KHCN của Bộ NN-PTNT đã nhất trí thông qua đề nghị công nhận đặc cách giống sắn mới KM98-7. Giống sắn mới là kết quả chọn lọc dòng vô tính từ nguồn vật liệu hạt thụ phấn tự do nhận được từ tổ chức CIAT.Tác giả giống là nhóm các nhà khoa học gồm ThS. Trịnh Phương Loan và cộng sự Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây Có Củ thuộc Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (Ảnh trên: Thạc sĩ Trịnh Phương Loan, TS. Lê Quốc Doanh tại hội nghị đầu bờ về các giống sắn KM94, KM98-7 và kỹ thuật canh tác sắn bền vững trên đất dốc ở tỉnh Yên Bái)
Giống sắn KM98-7 có TGST khoảng 7-10 tháng, ngắn hơn các giống đang trồng từ 1-2 tháng. Giống có chiều cao cây trung bình khoảng 2,2 m, số củ trung bình 12,7/cây, chiều dài củ 25-26cm, hệ số thu hoạch 0,57. Năng suất củ tươi có thể đạt trên 40 tấn/ha, với tỷ lệ tinh bột gần 30%. Về hình thái, giống có đặc điểm thân nâu đỏ, ít phân cành, phiến lá nhỏ thùy chia sâu, vỏ củ mầu nâu và ruột củ trắng. Giống KM98-7 thích hợp làm nguyên liệu chế biến và có thể ăn tươi. Khả năng thích ứng của giống với các điều kiện trồng trọt là tốt, trên vùng đất xấu khô hạn vẫn cho năng suất khá hơn các giống khác. Giống sắn KM98-7 đã được trồng thử nghiệm tại nhiều tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, đặc biệt tại hai tỉnh Thái Nguyên và Hòa Bình với diện tích hàng trăm ha, được các địa phương trồng thử hoan nghênh và đề nghị công nhận giống đặc cách.
Trong quy trình kỹ thuật trồng giống sắn KM98-7, các tác giả khuyến cáo việc phát triển giống sắn mới phải theo quy hoạch đất trồng sắn của địa phương, áp dụng biện pháp trồng xen sắn với cây lạc và các biện pháp che phủ chống xói mòn khác để có hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ đất.
Báo Nông nghiệp Việt Nam
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/45/45/45/21079/Default.aspx
TS. Reinhardt Howeler va TS. Hernan Ceballos trao đổi về dạng thân lá của giống sắn KM98-7 (thân nâu đỏ, ít phân cành, phiến lá nhỏ thùy chia sâu)
Thạc sỹ Trịnh Phương Loan thứ hai bên trái đang thảo luận về các giống sắn KM94, KM98-7, KM140, SC205, KM95-3 là thích họp cho vùng núi và trung du phía Bắc
(Ảnh tư liệu: Hoàng Kim)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét