Lưu trữ Blog

25/11/08

RNAi trong cuộc chiến chống lại virus gây bệnh lúa lùn

TINKHOAHOC. Lúa lùn (rice dwarf) là một trong những virus gây thiệt hại về kinh tế lớn nhất trong ngành trồng lúa ở Đông Nam Á, Nhật và Trung Quốc. Cây bị nhiễm bệnh virus lúa lùn (RDV) có triệu chứng lùn và không tạo ra hạt lúa được. Virus còn làm trì hoãn sự trổ bông và lúa trổ không hoàn toàn; làm thiệt hại năng suất 4000 kg/ha. RDV được truyền đi vào cây lúa do rầy xanh (Nephotettix). Một nhóm các nhà khoa học của Japanese National Agricultural Research Center đã thí nghiệm phân tử RNA interference (RNAi) để tạo ra những cây kháng với RDV. Tính kháng về di truyền là một trong những phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất để bảo vệ cây trồng khỏi sự lây nhiễm của virus. Shimizu và ctv. đã ghi nhận rằng: không có một báo cáo nào về các gen xảy ra trong tự nhiên đảm nhận chức năng điều khiển sự kháng với RDV. Họ sử dụng hiện tượng im lặng thông qua phân tử RNAi. Họ xác định mục tiêu đặc biệt của những gen virus mã hóa Pns12 và Pns4, những protein không có cấu trúc của RDV đóng vai trò vô cùng cần thiết cho sự tự tái bản của virus. Cây lúa tích lũy những phân tử “small interfering RNAs” (SiRNA) đặc trưng cho những cấu trúc của Pns12, sau khi tự thụ tinh, đã được tìm thấy kháng rất mạnh với sự lây nhiễm của virus. Nghiên cứu này chứng minh rằng việc gây ra im lặng đối với một protein ảnh hưởng đến chu kỳ tự tái bản của virus sẽ tạo nên một chiến lược hiệu quả trong cải tiến tính kháng virus gây bệnh cây trồng. Xem tạp chí Plant Biotechnology tại http://dx.doi.org/10.1111/j.1467-7652.2008.00366.x

(IAS)


Không có nhận xét nào:

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!