Lưu trữ Blog

6/3/08

Chế phẩm hữu cơ sinh học AH, KH, NH "hóa giải" cái rét cho mạ và lúa

TINKHOAHOC. Trong đợt cứu lúa chết rét vụ xuân năm nay, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình cùng với UBND các huyện Kiên Xương, Thái Thuỵ đã mời cán bộ kỹ thuật của Cty CP Thanh Hà, tập huấn cho hàng trăm hộ nông dân sử dụng chế phẩm AH, NH, KH cứu lúa và mạ khỏi bị chết rét. Trước đó, Cty đã tiến hành cứu lúa bị chết rét cho gia đình anh Phạm Tiến Khắng tại xã Đông Mỹ (TP Thái Bình).

Trong đợt rét kéo dài nhất trong vòng nhiều năm qua xảy ra ở miền Bắc không những làm người nông dân đã nghèo lại thêm khổ, mà còn làm đau đầu các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo cấp cao. Đợt rét vừa qua không những làm hàng chục nghìn con trâu bò chết mà còn làm làm 104 nghìn ha trên tổng số 260 nghìn ha lúa vụ đông xuân đã cấy bị chết. Nếu không cấy kịp thời vụ đông xuân thì không chỉ người nông dân đói mà người dân nói chung đã chịu khổ vì giá xăng dầu tăng cao lại thêm giá lương thực leo thang. Vì vậy, tại cuộc cuộc họp giao ban Thường trực Chính phủ về tình hình rét đậm kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương tập trung phòng chống rét không để dân bị đói do rét.
Đối mặt với cái đói không chỉ là của người nông dân Thái Bình mà nông dân toàn miền Bắc trong vụ đông xuân này. Nông dân cần các nhà khoa học và các giải pháp kỹ thuật để cứu lúa. Với tinh thần ấy, ngành nông nghiệp Thái Bình đã từng được CtyCP Thanh Hà (DN được giải nhất VIFOTEC năm 2005 cho chế phẩm sinh học AH, KH, NH) cứu được lúa ngập úng, nay lại về cứu mạ và lúa bị rét. Năm trước Cty đã giúp bà con Thái Bình cứu lấy cánh đồng “chết” do bị mặn phèn ở huyện Kiến Xương đem lại những trái cà chua trĩu nặng, to đẹp, ngon ngọt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, rồi đến những hạt lúa chắc mẩy, bóng đẹp trên cánh đồng ngập úng của HTX An Ninh huyện Tiền Hải. Từ đó, bà con nông dân gọi chế phẩm sinh học AH, KH, NH của Cty CP Thanh Hà là “thần dược”.

Theo Ông Nguyễn Anh Kết, TGĐ CtyCP Thanh Hà- người đã từng lặn lộn với bà con Đồng bằng sông Cửu Long cứu được lúa vàng lùn, lùn xoắn lá, nay lại ra tay "hóa giải" cái rét cho rằng: nếu lúa chết khoảng 80% nhổ lên thấy rễ đen, nhưng phần gốc lúa gần rễ vẫn trắng là có thể cứu được. Biện pháp đầu tiên phải tháo kiệt nước sau đó phun thuốc. Dùng 2 gói chế phẩm pha 30lít nước lã, phun cho lúa và phun sát gốc, sau 3 -5 ngày phun đợt 2 và 7-10 ngày phun đợt 3 đảm bảo sẽ cứu được lúa bị rét. Ông Kết lưu ý bà con khi sử dụng chế phẩm AH, KH, NH tuyệt đối không được bón thêm bất cứ loại phân bón hoặc chế phẩm nào. Khi cây lúa đã hồi sinh phát triển bình thường nông dân lại chăm bón bình thường.

Trong đợt cứu lúa chết rét vụ xuân này, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình cùng với UBND các huyện Kiên Xương, Thái Thuỵ đã mời cán bộ kỹ thuật của Cty CP Thanh Hà, tập huấn cho hàng trăm hộ nông dân sử dụng chế phẩm AH, NH, KH cứu lúa và mạ khỏi bị chết rét. Trước đó, Cty đã tiến hành cứu lúa bị chết rét cho gia đình anh Phạm Tiến Khắng tại xã Đông Mỹ (TP Thái Bình). Theo anh Khắng cho biết: thửa ruộng 800m2 này, gia đình cấy giống Xi23, do cấy sớm gặp rét hại kéo dài, toàn bộ diện tích lúa chết tới 85%, sẽ phải gieo cấy lại, gia đình tình nguyện làm thí nghiệm trên thửa ruộng này.
Ông Phạm Đức Sáng, chủ nhiệm HTX Đông Mỹ cho biết: Vì làm thử nghiệm tại địa phương, chúng tôi không dám đưa ra diện tích lớn. Vụ này HTX chúng tôi có 80ha lúa chết, nếu cứu được thì tốt quá. Chúng tôi đã giải bài toán, nếu phải gieo cấy lại thì một sào cần 25 ngàn tiền thóc giống, công cấy phải mất tới 100ngàn đồng, rồi tiền phân bón khoảng 30 ngàn đồng, tối thiểu việc cấy lại cũng phải chi phí tới 150-155ngàn đ/sào. Còn cứu được lúa bằng chế phẩm AH, KH, NH thì theo hướng dẫn, chỉ cần từ 6-9 gói cho 3 lần phun, tổng số tiền mua chế phẩm từ 12-18ngàn đ/sào, kể cả công phun, công tháo kiệt nước cho ruộng chưa đến 50ngàn đ/sào, như vậy nông dân sẵn sàng dùng giải pháp này cứu lúa. Theo ông Sáng không chỉ đơn thuần là bài toán kinh tế, việc gieo cấy vụ xuân kịp thời vụ còn giúp cho nông dân chủ động được vụ mùa và làm vụ đông. Vì thế bài toán kinh tế sẽ có hiệu quả tác động tới 3 lần và quan trọng hơn là nông dân được tiếp cận với khoa học kỹ thuật. Đây là một giải pháp có hiệu quả ứng dụng nếu xảy ra những năm rét đậm rét hại lúa chết như năm nay.

Từ thửa ruộng của gia đình anh Khắng, nhiều hộ nông dân của xã Đông Mỹ đã tự nguyện mua chế phẩm AH, KH, NH cứu lúa. CtyCP Thanh Hà đã phải tổ chức một buổi hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân xã này. Hộ ông Phạm Văn Bộ ở đội 12 có 1 mẫu ruộng đã cấy 7 sào có nguy cơ xoá sổ vì lúa chết, đã tự nguyện mua chế phẩm đó cứu lúa. Hộ ông Vũ Xuân Thức ở xã Thái Hà (Thái Thuỵ) là người qua đường cũng dừng lại xem mô hình trên ruộng nhà ông Khắng và sau đã đề nghị Cty tặng một số gói chế phẩm đó cứu lúa của gia đình mình.
Với kinh nghiệm đã từng cứu được lúa bị úng ngập, mưa rét do thiên tai, đất mặn chua phèn, lúa vàng lùn xoắn lá, nghẽn đòng, cam bù chết lụi vì gân xanh lá vàng, địa lan thối rễ thối lá từ chế phẩm AH, KH, NH, hi vọng CtyCP Thanh Hà "hóa giải" thành công cái rét năm nay cho mạ và lúa đông xuân khỏi bị chết, đem lại niềm vui cho nhà nông. Những lúc mưa thuận gió hoà ít ai nhớ tới CtyCP Thanh Hà, nhưng lúc gặp nạn thiên tai là lúc Cty khẳng định được vị thế của mình cùng chia sẻ rủi ro với nông dân./.

Theo ICARD

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!