Lưu trữ Blog

18/4/08

Giới thiệu luận án tiến sĩ nông nghiệp Nguyễn Thị Cách

TINKHOAHOC. Công trình "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất sắn trên vùng gò đồi tỉnh Thừa Thiên Huế" của NCS. Nguyễn Thị Cách, cán bộ giảng dạy Trường Đại Học Nông Lâm Huế, được hoàn thành năm 2008 tại Đại Học Huế. Người hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Trần Văn Minh và GS. TS. Phạm Văn Biên. Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước tại thành phố Huế. Luận án có tại Thư Viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại Học Nông Lâm Huế. Liên hệ tác giả tại điện thoại 0914078321. Tin nhanh luận án đọc tại http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc và http://tinkhoahoc.blogspot.com

Cây sắn Việt Nam đang chuyển đổi nhanh chóng vai trò từ cây lương thực thành cây công nghiệp với tốc độ phát triển cao ở những năm đầu thế kỷ 21. Năm 2006, diện tích sắn đạt 474,80 nghìn ha, năng suất 16,25 tấn/ ha, sản lượng 7,7 triệu tấn (Tổng cục Thống kê 2007). So với năm 1999, sản lượng sắn đã tăng 4,3 lần, năng suất sắn đã tăng gấp đôi với tốc độ tăng mỗi năm 14,7%. Toàn quốc hiện có 53 nhà máy chế biến tinh bột sắn đã đi vào họat động và bảy nhà máy đang xây dựng với tổng công suất chế biến 3,8 triệu tấn sắn củ tươi/ năm, sản xuất hàng năm 800.000 - 1.200.000 tấn tinh bột sắn, trong đó khoảng 70% dành cho xuất khẩu và 30% tiêu thụ nội địa. Sắn là cây nguyên liệu sinh học chịu hạn, chịu được các điều kiện khí hậu và đất đai khắc nghiệt, dễ trồng, thích hợp nông dân nghèo, ít vốn,. giá cạnh tranh , đồng thời là cây thức ăn gia súc có thị trường nội địa rộng, góp phần giải quyết nhiều việc làm ở nông thôn, đặc biệt là lao động nữ. Lợi nhuận từ sản xuất và chế biến sắn được phân phối rộng cho nhiều đối tượng từ người trồng đến người chế biến. Vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung bộ chiếm 65,44% diện tích và 73,30 sản lượng sắn của toàn quốc. Thừa Thiên Huế hiện có 6628 ha sắn, sản lượng 102,6 ngàn tấn và đã có nhà máy chế biến tinh bột sắn đang họat động hiệu qủa. Mục tiêu của đề tài là: 1) Tìm giống sắn năng suất củ và tinh bột cao; 2) Xác định biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác sắn; 3) Chuyển giao các biện pháp kỹ thuật có sự tham gia của các nông hộ để nâng cao năng lực sản xuất sắn bền vững tại Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận. Những nội dung chính của luận án là: khảo nghiệm và mở rộng các giống mới năng suất bột cao thích hợp sinh thái; trồng sắn trái vụ để nâng cao hiệu qủa kinh tế và giảm bớt sự khan hiếm nguyên liệu của các nhà máy chế biến sắn; xác định mật độ trồng tối ưu cho các giống sắn mới; xác định tỷ lệ phân khoáng N, K cân đối và hiệu qủa thích hợp cho vùng này; nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng xen cây họ đậu với sắn và kỹ thuật canh tác sắn thích hợp bền vững trên đất dốc. Đề tài luận án trực tiếp đi thắng vào những vấn đề thực tiễn cấp bách trong sản xuất sắn của đia phương. Luận án là một trong những nội dung nghiên cứu chính hợp tác giữa Trường Đại học Nông Lâm Huế với Chương trình Sắn Việt Nam và CIAT tại vùng duyên hải miền Trung. Mạng lưới Sắn Việt Nam đã tổ chức hội thảo sắn ở Huế và tham quan đồng ruộng các thí nghiệm này tại các xã Hồng Hạ (huyện A Lưới), Thượng Long (huyện Nam Đông), Hương Vân (huyện Hương Trà) với nhiều chuyên gia sắn quốc tế tham gia. Các thí nghiệm đều được đánh giá tốt.Phân tích chỉ tiêu và xử lý số liệu theo phương pháp chuẩn và thông dụng hiện nay. Luận án có bảy kết luận đồng thời cũng là những đóng góp mới: 1) Xác định được hai giống sắn tốt KM98-1, KM94 có năng suất củ, năng suất tinh bột, chỉ số chọn lựa và hiệu qủa kinh tế cao ở cả ba vùng đồi trọng điểm ở Thừa Thiên Huế. Đặc biệt là giống sắn KM98-1 đa tác dụng có nhiều ưu điểm. 2) Xác định được kỹ thuật trồng sắn KM98-1 vào giữa tháng 8 đến đầu tháng 9 cây sinh trưởng tốt, năng suất củ tươi, năng suất bột và lợi nhuận cao; 3) Xác định được mật độ trồng thích hợp của giống sắn KM98-1 là 1,6 vạn hom/ ha (0,8 mx 0,8m x 1m để 1-2 thân/ hom)thân/ hom) hoặc 1,8 vạn hom/ ha (0,8 m x 0,7m x 1m để 1 thân/ hom) đạt hiệu suất quang hợp cao, độ che phủ đất hợp lý và hiệu qủa kinh tế cao. 4) Xác định được trên đất gò đồi Thừa Thiên Huế với giống sắn KM98-1 ở nền 10 tấn phân chuồng + 30 kg P2O5 + 300 kg vôi/ ha, bón 90 N + 120 K2O cho năng suất củ tươi thực thu, năng suất tinh bột và hiệu qủa kinh tế cao nhất, bón 60 N + 90 K2O cho hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với khả năng đầu tư của nông dân nghèo. 5) kết luận được việc trồng xen ba hàng lạc giữa hại hàng săn ở vùng gò thấp huyện Hương Trà là thích hợp và cho hiệu qủa kinh tế cao; trồng xen đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ với sắn phù hợp với vùng đồi Nam Đông và A Lưới , đạt năng suất, lợi nhuận cao và góp phần cải tạo đất. 6) Xác định và và giới thiệu với sản xuất kỹ thuật trồng sắn KM98-1 ở đất đồi kết hợp với trồng băng cỏ vetiver + dứa hoặc cốt khí + dứa trên các đường đồng mức có tác dụng chống xói mòn và cải thiện tính chất lý hoá tính đất. 7) Xây dựng các mô hình trồng sắn hiệu qủa đã chuyển giao 519 ha giống sắn KM98-1, và 74 ha lạc, đậu đen, đậu đỏ trồng xen, 7800 m dài mô hình cốt khí + dứa. Tổ chức được 7 lớp tập huấn với 165 nông dân tham gia, cung cấp 505 tài liệu , tiến hành 6 lượt tham quan hội nghị đầu bờ, 3 hội thảo. Những kết qủa này đã có ý nghĩa tốt đối với khoa học và thực tiễn sản xuất.

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!