Lưu trữ Blog

3/4/08

Giới thiệu luận án tiến sĩ nông nghiệp Trần Thanh Sơn

TINKHOAHOC. Công trình "Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện canh tác đến tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose của các giống lúa ở tỉnh An Giang" của Trần Thanh Sơn, cán bộ giảng dạy Trường Đại học Cần Thơ, được hoàn thành năm 2008 tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS). Người hướng dẫn khoa học là GS.TS. Bùi Chí Bửu và TS. Nguyễn Đình Lâm. Luận án sẽ được bảo vệ ngày 18 tháng 4 năm 2008 tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Luận án có tại Thư Viện Quốc gia, Thư viện IAS. Liên hệ tác giả tại điện thoại 0905252864 và email: thanhson@mail.com. Tin nhanh luận án đọc tại http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc

Lúa gạo là nguồn lương thực chính của thế giới và Việt Nam. Cây lúa có vị trí kinh tế quan trọng hàng đầu trong các cây lương thực ở nước ta để đảm bảo an ninh lương thực, chế biến thực phẩm, xuất khẩu và làm thức ăn gia súc. An Giang là tỉnh trọng điểm xuất khẩu lúa gạo của cả nước. Cây lúa tại vùng này chiếm đến 92% diện tích gieo trồng cây hàng năm.. Kết qủa điều tra khảo sát về sản xuất lúa gạo tại vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thấy độ đồng đều về chất lượng lúa gạo còn thấp và biến động ở các điều kiện canh tác khác nhau (Bùi Chí Bửu 2004). Tỷ lệ bạc bụng và amylase là các tính trạng chất lượng gạo kém ổn định do ảnh hưởng tương tác gen và môi trường. (Bùi Chí Bửu 1996, Nguyễn Phước Tuyên 1997, Nguyễn Trung Tiến 1998, Trần Thanh Sơn 2000). Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện canh tác đến tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylase của các giống lúa của tỉnh An Giang” là thực sự quan trọng và cần thiết. Mục tiêu đề tài nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện canh tác (giống, liều lượng phân, phương pháp tưới nước, thời gian thu hoạch, phơi và sấy lúa đến tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose hạt gạo để đưa ra những khuyến cáo có cơ sở khoa học cho việc cải tiến, điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật canh tác để giảm tỷ lệ bạc bụng và giảm hàm lượng amylose (cơm mềm, dẽo), góp phần nâng cao chất lượng lúa gạo tại tỉnh An Giang. Toàn văn luận án 160 trang. Trong đó, phần chính của luận án có 112 trang gồm: mở đầu, tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài, nộị dung và vật liệu, phương pháp nghiên cứu, kết luận và đề nghị, 14 trang tài liệu tham khảo và 15 trang phụ lục. Luận án có 63 bảng số liệu và 18 hình, đồ thị. Phương pháp nghiên cứu: 1)Điều tra ngẫu nhiên 200 hộ trồng lúa ở Chợ Mới, Châu Phú, Thoại Sơn và Tri Tôn. Thu thập mẫu luá để phân tích tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose ở hai vụ đông xuân và hè thu, mỗi vụ 100 mẫu, gồm 5 giống luá phổ biến ở tỉnh An Giang là OM1490, OM 2517, IR64, AS996, OMCS2000; 2) Bố trí các thí nghiệm đồng ruộng nghiên cứu tính ổn định tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose của lúa gạo trên một số giống luá cao sản; 3) Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón phân đạm, lân, kali đến tỷ lệ bạc bụng của gạo; nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới, thời gian thu hoạch và các biện pháp phơi sấy lúa. Phân tích chỉ tiêu và xử lý số liệu thao phương pháp chuẩn và thông dụng hiện nay. Luận án đã đưa ra sáu kết luận: 1) Kết qủa điều tra hiện trạng sản xuất lúa và một số biện pháp kỹ thuật trồng lúa cho thấy mức đầu tư kỹ thuật canh tác lúa chênh lệch nhiều, nhất là lượng giống gieo sạ, liều lượng phân bón, tưới nước, thu hoạch và sau thu hoạch lúa. Tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylase của hạt gạo có nhiều biến động ở các địa điểm canh tác khác nhau. 2) Tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylase của hạt gạo ảnh hưởng bởi yếu tố giống , môi trường và tương tác GxE. Trong đó, tỷ lệ bạc bụng được kiểm soát chủ yếu bởi yếu tố di truyền ( 96,77%) và có bị ảnh hưởngbởi yếu tố môi trường (3,23%) , hàm lượng amylase cũng được kiểm soát chủ yếu bởi yếu tố di truyền (90,84%) và có bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường (9,15%) . Các giống lúa ổn định và thích nghi rộng trong bộ giống thí nghiệm có OM 4495, OM 3536 và IR64; giống thích nghi với điều kiện môi trường kém thuận lợi có OM 1490, AS 996; giống thích nghi với điều kiện môi trường thuận lợi có OM 2517, OM 2705 và OM 2717. 3) Phân lân và phân kaili có ảnh hưởng đến tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylase hạt gạo. Phân đạm có ảnh hưởng đến tỷ lệ bạc bụng nhưng không ảnh hưởng đến hàm lượng amylase. Các công thức phân bón N80- P60-K60, N100- P60-K30, N100- P60-K60, N80- P90-K30, N100- P90-K30 có tỷ lệ bạc bụng thấp, hàm lượng amylase thấp và ổn định. 4) Phương pháp tưới nước ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa có ảnh hưởng đến tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylase hạt gạo. Các nghiệm thức tưới ngập ở những giai đoạn 30-40 ngày sau khi gieo, 60-70 ngày sau khi gieo, 80-90 ngày sau khi gieo, có tỷ lệ bạc bụng hạt gạo thấp và hàm lượng amylase thấp. 5) Thời gian thu hoạch lúa có ảnh hưởng đến tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylose hạt gạo. Các nghiệm thức thu hoạch 25-28 ngày sau khi trổ có tỷ lệ bạc bụng thấp và hàm lượng amylase thấp. 6) Các biện pháp phơi và sấy lúa không ảnh hưởng đến tỷ lệ bạc bụng và hàm lượng amylase.

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!