Lưu trữ Blog

14/9/09

Những tranh luận chưa dứt về thực phẩm biến đổi gen

TINKHOAHOC. "McWilliams nghi vấn rằng cái gì xảy ra nếu cái gọi là “organic farming” được chấp nhận đại trà, nó chỉ có thể nuôi sống được 4 tỷ người. Trong khi dân số thế giới hiện nay là 6,8 tỷ người. Thế thì giải pháp hữu cơ tác động như thế nào. Giống cà chua mùa đông trồng ở Tây Ban Nha nhập vào Anh Quốc phát triển nhiều hơn giống cà chua địa phương; bởi vì cà chua Anh đòi hỏi phải có nhà sưởi ấm. Sản xuất và chế biến đã ngốn hơn một nửa năng lượng hoá thạch để có thực phẩm trên bàn ăn của chúng ta hàng ngày (kể cả phí vận chuyển). Chúng ta phải phát triển nguồn năng lượng tái tạo để làm ra phân bón, tồn trữ thực phẩm và nấu ăn. Chúng ta phải giảm nhiều diện tích nông nghiệp để làm ra sản lượng lương thực cao hơn. " Đó là trích đoạn những tranh luận chưa dứt về thực phẩm biến đổi gen trong bản tin khoa học Bùi Chí Bửu tuần này


Gà thả vườn, cà chua không cứu được trái đất: hãy tiếp cận với “Frankenfood”
Phóng viên Elizabeth Lopatto của tạp chí Bloomberg, đã viết vào ngày 4-9-2009 như sau: Trước khi Alice Waters và Michael Pollan đặt ra nghi vấn có tính chất đạo đức về lương thực thực phẩm GM cứu giúp loài người thoát khỏi đói, James E. McWilliams đã xem xét lại vấn đề này có ảnh hưởng vô cùng to lớn này là: "chính lương thực thực phẩm nơi mà Locavores cho rằng sai lầm và làm thế nào chúng ta có thể phải ăn như một trách nhiệm trong cuộc sống". Tựa đề này có cái gì lừa bịp một chút. McWilliams đã không xem xét tính chính thống mới trong cách lựa chọn lương thực thực phẩm thích ứng với môi trường của loài người, cho nên ông đã nhấn mạnh đến nông nghiệp hữu cơ với thuật ngữ “organic farming”, bổ sung sự kiện cải biên di truyền và tập tính của con người về chế độ ăn uống khác nhau. McWilliams nghi vấn rằng cái gì xảy ra nếu cái gọi là “organic farming” được chấp nhận đại trà, nó chỉ có thể nuôi sống được 4 tỷ người. Trong khi dân số thế giới hiện nay là 6,8 tỷ người. Thế thì giải pháp hữu cơ tác động như thế nào. Giống cà chua mùa đông trồng ở Tây Ban Nha nhập vào Anh Quốc phát triển nhiều hơn giống cà chua địa phương; bởi vì cà chua Anh đòi hỏi phải có nhà sưởi ấm. Sản xuất và chế biến đã ngốn hơn một nửa năng lượng hoá thạch để có thực phẩm trên bàn ăn của chúng ta hàng ngày (kể cả phí vận chuyển). Chúng ta phải phát triển nguồn năng lượng tái tạo để làm ra phân bón, tồn trữ thực phẩm và nấu ăn. Chúng ta phải giảm nhiều diện tích nông nghiệp để làm ra sản lượng lương thực cao hơn. McWilliams đã viết: "Người ta ham muốn nhiều hơn để ra lệnh cho nhau như đọc thần chú: phải ăn thực phẩm địa phương, phải tự trồng rau sạch trên mái nhà, phải cho gia súc ăn cỏ tự nhiên trên đồng hoang dã, phải nuôi gà thả vườn". Các nhà môi trường đã cam kết với nhau đào hố ngăn cách không cho các tên lái buôn đáng sợ mang "Frankenfood" (tên gọi bình dân của thực phẩm GM) và phải yêu “thực phẩm biến đổi gen”. Thực phẩm biến đổi gen cho phép trồng trên diện tích nông nghiệp ngày càng ít hơn, ít rừng mưa nhiệt đới hơn vì nó đã bị tàn phá nhiều rồi, ít sử dụng thuốc sâu hơn. Chúng ta phải thay đổi tập tính sống, để ăn có đạo đức hơn và bền vững hơn, hãy bắt đầu bằng cách không vứt bỏ thực phẩm mà chúng ta đã bỏ tiền ra để mua. Người ta phải mất 2.200 lít nước để làm ra hamburger. Đã đến lúc người ta nói không với cách làm như vậy để bảo tồn nguồn tài nguyên nước sẽ vô cùng hiếm hoi trong tương lai. Xem chi tiết http://www.agbioworld.org/

Bông vải ăn được
Ngày 4-9-2009, trên Bryan Walsh Time, đã đăng bản tin về bông vải ăn được Sept 4, 2009.
Bông vải được trồng lấy sợi làm quần áo cho con người từ hơn 7.000 năm. Hiện nay nó được 20 triệu nông dân của 80 nước đang trồng để lấy sợi. Bông trắng được dùng lấy sợi chiếm 40% tổng số sợi làm quần áo. Chưa bao giờ chúng ta nghĩ rằng nó có thể làm lương thực thực phẩm. Hạt bông là nguồn rất giàu protein—các giống bông mới sản sinh đủ hạt đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của chúng ta, khoảng nửa tỷ người mỗi năm. Nhưng hạt chỉ đáp ứng yêu cầu như vậy sau khi chúng ta loại sạch gossypol, độc chất giúp cây bông chống lại côn trùng và vi sinh vật phá hại nó. Hạt bông có thể nuôi con người, heo, gà - theo lời của Kater Hake, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn công nghiệp. Xem chi tiết http://www.time.com

Khoa bệnh học, hoạt động học và “mandacity” [chức năng học]
Henry I. Miller, M.D., đã viết trên bản tin khoa học Genetic Engineering and Biotechnology News, ngày 1-9-2009 (Vol. 29, No. 15) như sau: Sự xuyên tạc khoa học đã làm cho các chính sách và luật lệ không hoàn chỉnh. Người tiêu dùng đang được thổi phồng với cái mà nhà hoá học Irving Langmuir – người đã đoạt giải Nobel gắn cho cái tên "pathological science" - "khoa học của những sự vật không phải là chính nó". Nó là đặc sản của công chúng với danh hiệu “self-styled”, hoạt động thường xuyên của nó luôn xảy ra, không phải chỉ để bảo vệ sức khoẻ công chúng, hoặc môi trường; mà còn phản kháng lại quyết liệt về khía cạnh khoa học & công nghệ. Activists – những người không chấp nhận bất cứ loại hình R&D nào hoặc sản phẩm của thị trường nào; họ thường bêu xấu các loại hình này thông qua lời kết tội gắn kết với những lợi ích chia sẻ được. Trái lại, nghiên cứu được tài trợ bởi “activist” thường có tiêu chuẩn thấp hơn hoặc không ra cái gì cả. Thông tin sai thường phát triển nhanh do tính chất tự nhiên của nó. Hai thập kỷ trước, Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên http://www.nrdc.org/ khuyến khích một hình thức doạ dẫm khi sử dụng hoá chất nông nghiệp như sử dụng Alar làm chín quả táo sẽ gây ung thư cho trẻ em. Điều này hoàn toàn sai nhưng trước đó, nó đã làm khốn khổ các nhà trồng táo. “Pathological science” không những có thể gây nhầm lẫn cho công chúng mà còn gây nhầm lẫn cho những nhà làm chính sách, xem: http://www.stanford.edu/ (Stanford University).

THÔNG BÁO
Sách mới: Climate Change--An In-Depth Review with Practices from Actual Experience
Phần II

Sự thay đổi khí hậu được hiểu theo ý nghĩa chu trình carbon trong đất; những thực hành giúp chúng ta quản lý được carbon, làm thế nào cải thiện tình trạng hiện nay. Trình bày bởi Jerry Hatfield, Charles Rice, và Jeff Vaughan. Xem chi tiết http://www.magnetmail.net/actions/email_web_version.cfm?recipient_id=70016020&message_id=808691&user_id=Soc_Agrnmythis

Sách mới: Cây trồng biotech ở Châu Phi
Trung Tâm Châu Phi của ISAAA (International Service for the Acquisition of Agri-biotech Applications) nghiên cứu tình trạng của Nairobi, Kenya, đã viết báo cáo về “cây trồng biotech tại Châu Phi – Biên giới cuối cùng”. Quyển sách nhỏ này nêu rõ điều kiện phát triển căn bản về công nghệ sinh học nông nghiệp cho Châu Phi trong tương lai. Sách mô tả những hoạt động công nghệ sinh học tại ba nước Nam Phi, Burkina Faso và Ai Cập; nơi có hoạt động thương mại hoá giống cây trồng biotech khá ấn tượng cả về lĩnh vực xã hội và lĩnh vực môi trường. Download sách này trên http://www.isaaa.org/Resources/publications/downloads/Biotech_Crops_in_Africa-The_Final_Frontier.pdf

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!