Lưu trữ Blog

29/12/07

AGRONEWS 17 TIN KHKT NÔNG NGHIỆP



GS. TS. Bùi Chí Bửu, Viện trưởng
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

Giống khoai mì hoang dại và nguồn gen kháng stress.
Các nhà khoa học thuộc cơ quan hợp tác nghiên cứu nông nghiệp Brazil (Brazilian Agriculture Research Corporation: EMBRAPA) đã phát hiện loại khoai mì hoang dại chứa gen chống chịu stress, gen kháng bệnh hại. Chương trình hợp tác giữa CIAT (International Center for Tropical Agriculture) với EMBRAPA đã được thực hiện nhằm mục đích chuyển các gen mục tiêu này vào giống khoai mì thương mại. Dưới sự chủ trì đề tài của Alfredo Cunha Alves, các nhà khoa học này đã bắt đầu phân lập những marker phân tử sẽ dùng để chuyển tính trạng kháng vào giống khoai mì cao sản. Họ cũng bắt đầu thực hiện thao tác di truyền tế bào đối với giống hoang dại đó. Các giống khoai mì mới kháng bệnh, kháng stress được hi vọng sẽ phát triển trong sản xuất từ năm 2010. Các nhà khoa học của CIAT vừa phát triển thành công giống khoai mì kháng rệp sáp (mealybug) và ruồi trắng (whitefly) bằng chỉ thị phân tử. Xem hình tiến sĩ Hernan Ceballos và tiến sĩ Alfredo Cunha Alves một số chuyên gia khoai mì của các nước đang trao đổi những nghiên cứu mới về chọn giống và công nghệ sinh học khoai mì ở CIAT. Xem bài viết chi tiết tại địa chỉ http://www.embrapa.br/embrapa/imprensa/noticias/2007/dezembro/2a-semana/especies-silvestres-de-mandioca-sao-foco-de-pesquisa

Giảm hàm lượng arsenic trong lúa gạo
Người ta ghi nhận rằng có những nồng độ rất cao về arsenic trong đất và nước tưới làm cho cây trồng bị nhiễm độc tính của nó. Trên 12 nước ở Châu Á đã được ghi nhận có hàm lượng arsenic cao trong đất và nước ngầm. Hầu hết các nước đó đều là nước sản xuất lúa gạo chủ lực. FAO báo cáo rằng hàm lượng arsenic cao trong hạt gạocó thể được giảm đi bằng cách cải tiến nguồn nước tưới. FAO hợp tác với ĐH Cornell nghiên cứu kỹ thuật trồng lúa với nương mạ cao hơn 15cm so với mặt đất, ruộng không bị úng ngập như thông lệ, chống lại sự mất năng suất và cho kết quả arsenic thấp hơn trong cả đất trồng và cây trồng. Sasha Koo-Oshima, chuyên viên FAO phụ trách về chất lượng nước và môi trường nói rằng: việc xác định các vùng nông thôn mục tiêu bị ảnh hưởng nặng nề bởi arsenic nên được xem là nội dung ưu tiên nhằm làm giảm sự nhiễm độc của arsenic đối với sức khỏe cộng động. Báo cáo “Remediation of Arsenic for Agriculture Sustainability, Food Security and Health in Bangladesh” có thể được xem xhi tiết tại http://www.fao.org/nr/water/docs/FAOWATER_ARSENIC.pdf. hoặc http://www.fao.org/newsroom/en/news/2007/1000734/index.html

Mía đường: Du nhập nucleotides vào tế bào đối với sự im lặng gen
Antisense oligodeoxynucleotides (ODN) là những dây đơn DNA ngắn có thể được du nhập vào một tế bào đặc biệt nào đó để ngăn cản sự thể hiện gen với các chuỗi trình tự nucleotide có tính chất bổ sung. Trong sự kiện ức chế ODN, dây đơn nucleotide gắn với phân tử mRNA, do đó, nó ngăn ngừa hiện tượng tự giải mã. Sự ức chế antisense phát sinh ra công cụ chẩn đoán nhanh trên cả động và thực vật. Tuy nhiên, những cơ chế đặc biệt về sự kiện ức chế ODN vẫn chưa được biết rõ. Các nhà khoa học thuộc ĐH Khoa Học Nông Nghiệp của Thụy Điển đã chứng minh rằng: du nhập ODN vào tế bào thực vật nhờ cơ chế vận chuyển đường thông qua những yếu tố chuyển vị (translocators). Translocators là những cánh cửa phân tử cho phép việc đi vào và đi ra của những hợp chất đặc biệt như vậy dễ dàng hơn. Sự vận chuyển của ODN được theo dõi bởi các nhà khoa học này trên mô cây lúa mạch, nhờ kỹ thuật nhuộm màu huỳnh quang các dây nucleotide. Họ đề nghị một kịch bản trong đó ODN 'piggyback' trên những phân tử đường chuyển vị này tại những cửa có tính chất phân tử nêu trên, đặc biệt là các translocators của sucrose. Nhờ sử dụng đường làm facilitator đối với sự kiện đi vào của ODN, hoạt động gen có thể bị ức chế bởi ảnh hưởng của antisense ODN. Hiện tượng ức chế của antisense ODN có thể là cách tiếp cận hiệu quả và đa dạng để đánh giá chức năng của gen mục tiêu trong thực vật. Xem tạp chí Plant Journal http://www.blackwell-synergy.com/doi/abs/10.1111/j.1365-313X.2007.03287.x hoặc http://www.blackwell-synergy.com/doi/full/10.1111/j.1365-313X.2007.03287.x

Hiệu ứng nhà kính và tiến hóa của cỏ
Cây quang hợp C4, thí dụ như cỏ hòa bản, ngô, cao lương, mía đường được trang bị bởi cơ chế sinh học cho phép chúng sử dụng hiệu quả carbon dioxide từ không khí. Cơ chế này giúp chúng chống lại quang hô hấp, bảo toàn năng lượng trong điều kiện nhiệt độ cao, mặn, điều kiện thiếu nước và CO2. Trước đây, người ta giả định rằng mức độ carbon dioxide toàn cầu của 30 triệu năm trước tạo ra sự tiến hóa của cây C4. Tuy nhiên, các nhà khoa học rất khó khăn khi chứng minh lý thuyết này bởi vì không có chứng cớ từ mẫu hóa thạch. Một nhóm các nhà khoa học quốc tế chứng minh được sự kiện hàng triệu năm trước đây liên quan đến cây C4. Họ căn cứ vào phân tử Bayesian để ước đoán tuổi của các dòng hòa thảo thuộc C4. Trong kỹ thuật này, sự khác biệt của 2 dòng từ một tổ tiên chung được xác định bởi một tiêu chí về thời gian của số lượt khác nhau về phân tử, như đột biến của bộ gen. Họ đã tìm ra một subfamily của họ Hòa thảo có từ 30 triệu năm trước. Họ cung cấp chứng cớ về tương quan này, nó không phải là sự trùng khớp có tính chất bình thường mà phản ánh một mối quan hệ ngẫu nhiên. Đây có thể là giải thích khoa học làm thế nào khí hậu toàn cầu thay đổi ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong quá khứ và trong tương lai. Xem http://www.current-biology.com/content/article/abstract?uid=PIIS0960982207023445

Gen nhảy nhằm tách marker chọn lọc ra khỏi cây GM
Vài năm trước đây, một nhóm bao gồm người tiêu dùng và nhà nghiên cứu môi trường đã trình bày việc sử dụng marker trong công nghệ di truyền giống cây trồng. Những gen có tính chất marker đã được sử dụng trong công nghệ chuyển nạp gen để chọn lọc các transgenic events. Tuy nhiên, nó sẽ không cần sau khi cây chuyển gen đã được tái sinh. Cho đến những năm gần đây, các nhà khoa học vẫn phải phân ra nhiều giải pháp để sản xuất ra cây chuyển gen mà không có marker. Mộ trong những chiến lược đó là sử dụng gen nhảy (jumping genes). Gen nhảy hoặc transposon được gọi như vậy, bởi vì chúng có khả năng di chuyển đến những vị trí khác trong genome tế bào. Sử dụng hệ thống Ac trong transposon của cây bắp, các nhà khoa học thuộc ĐH quốc gia Taiwan, đã phát triển chiến lược lấy ra một cách có hiệu quả những gen đóng vai trò marker trong cây chuyển gen. Họ cải biên marker chọn lọc - gen esps (điều khiển tính chống chịu glyphosate) thể hiện trên cây lúa khi nó đi cùng với gen mục tiêu đóng vài trò carrier với salicylic acid nhạy cảm đối với gen nhảy. Sau khi chuyển nạp gen trong cây lúa, dòng lúa chống chịu với glyphosate đã được tuyển chọn và biểu thị salicylic acid. Vì marker gene được gắn với transposon, khả năng hoạt động của gen nhảy làm cho gen đóng vai trò “selectable marker” bị cắt cụt đi. Xem tạp chí Molecular Breeding tại http://www.springerlink.com/content/6720mj4607787451/?p=3c79ad37742f4e4fa77130f361884de7&pi=4 hoặc http://www.springerlink.com/content/6720mj4607787451/fulltext.pdf

Đối thoại Bali về thay đổi khí hậu toàn cầu – Kết luận
Đại diện của các nước đã phát triển và đang phát triển đã gặp nhau tại Bali, Indonesia để thảo luận và phát triển lộ trình đến với hiệp định về khí hậu toàn cầu vào năm 2012. Lộ trình mới đặt ra một lịch hành động rõ ràng, hiểu biết lẫn nhau vào năm 2009, liên hệ với đối thoại giữa các Chính Phủ trước đó (Intergovernmental Panel for Climate Change: IPCC). Mỗi nước sẽ đặt ra một tầm nhìn mang tính chất chia sẻ đối với hợp tác dài hạn, kể cả mục đích toàn cầu về lâu dài. Bộ TRưởng Môi trường của UK, Hilary Benn, trưởng đoàn đại diện Anh Quốc cho rằng: "Đây là một đột phá lịch sử và là một bước tiến khổng lồ”. Bản quyết định và những thông tin khác của đối thoại này có thể được tìm trên unfccc.int. Hiệp định khung về khí hậu toàn cầu trong tương lai (Future Global Climate Framework) được ấn hành online tại: www.defra.gov.uk/environment/climatechange/internat/bali-aims-071119.htm. hoặc http://www.defra.gov.uk/news/2007/071215a.htm

THÔNG BÁO
Hội nghi Bio-Asia lần thứ 5, 2008

Hội nghị BIO-Asia lần thứ 5 sẽ được tổ chức tại Tokyo, Nhật từ 28 đến 29-1-2008. Xem chi tiết tại BIO-Asia website http://www.bio.org/bioasia. Nếu muốn hỏi thêm chi tiết xin liên hệ với hộp thư bioasia@bio.org


Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc Tags: agronews_17
Wednesday December 26, 2007 - 01:52am (PST) Permanent Link | 0 Comments

AGRONEWS 16 TIN KHKT NÔNG NGHIỆP

GS. TS. Bùi Chí Bửu, Viện trưởng
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

Không có việc tạm ngừng hiệu lực pháp lệnh trồng cây bắp GM. Danh sách các nhà khoa học đã ký thỏa ước với nhau đầu tiên về cây bắp hữu cơ và GM là: Michel Naud, Jean-Paul Krivine, Louis-Marie Houdebine, Marcel Kuntz, Yvette Dattée, Philippe Joudrier, Marc Fellous.Tuyên bố: Lý do tại sao phải ngưng việc trồng cây bắp GM? Xem chi tiết: http://nonaumoratoire.free.fr/english.htm

Monsanto thắng lợi trong luật cho phép trồng canola cải biên di truyền. Monsanto, nhà sản xuất hạt giống lớn nhất thế giới đã thắng lợi trong thuyết phục Canada chấp nhận cho phép canola chuyển gen được trồng, sau 5 năm thương thuyết. Toàn Án Tối cao của đã không xem xét vào ngày Thứ Năm tuần rồi, yếu cầu nghe ý kiến của nông dân canh tác hữu cơ, giáo sư ĐH và người tiêu dùng ở Saskatchewan. Quỹ tài trợ Saskatchewan Organic Directorate-Organic Agricultural Protection Fund đã giúp cho việc thu thập ý kiến này thành công từ năm 2002. Xem chi tiết: http://www.canada.com/edmontonjournal/news/business/story.html?id=3aacd96f-2321-456a-b3f5-a3d716be351a

Hiện tượng Gene Flow từ cây trồng GM không làm tổn hại môi trường. Theo bản tin của ĐH UC David, Hoa Kỳ, vào ngày 12-12-2007, hiện tượng dòng chảy của gen (gene flow)từ cây trồng GM sang các loài hoang dại có quan hệ di truyền gần gủi sẽ có tác động rất ít đến sức khỏe con người hoặc môi trường sống. Báo cáo này tóm tắt cơ chế đánh giá rủi ro đối với cây trổng biotec và thảo luận các tác động về kinh tế. Bài viết đầy đủ có tựa đề "Implications of Gene Flow in the Scale-up and Commercial Use of Biotechnology-derived Crops: Economic and Policy Considerations," co thể được truy cập tại http://www.cast-science.org. Hội Đồng Khao Học và Công nghiệp trong Nông nghiệp của ĐH David có 38 khoa học gia và tổ chức xã hội. Xem chi tiết http://www.news.ucdavis.edu/search/news_detail.lasso?id=8459

Genome của cây rêu (moss genome) liên quan đến nguồn gốc thực vật có trên mặt đất. Theo bản tin của ĐH UC Berkeley, vào ngày 13-12, 2007: 400 triệu năm trướcđây, trên một hồ không có sự sống, các algae trôi nổi trên mặt sóng học cách sống sót trong không khí rồi tiến hóa dần trên mặt đất. Bí mật của giai đoạn đầu tiên ấy được xem xét trở lại một cách khoa học, bằng cách thực hiện đọc chuỗi trình tự (sequencing) của một “descendent” hiện đại từ những “dwellers” có trên mặt đất đầu tiên, đó là “dainty moss” có tên khoa học là Physcomitrella patens. Chuỗi trình tự này của genome cây rêu đã được công bố vào ngày Thứ Năm 13-12-2007 trên tạp chí Science, do nhóm khoa học gia thuộc Department of Energy's Joint Genome Institute, Walnut Creek, Calif. Nó sẽ được in trong Science vào tháng Giêng 2008. Xem http://www.berkeley.edu/news/media/releases/2007/12/13_physco.shtml

Đối thoại về đậu nành biến đổi gen (GM). Andrew Marshall, tạp chí Nature Biotechnology, vol. 25, pp. 1359-1360, Dec. 2007: 20 bức thư đã gửi đến tạp chí Nature Biotechnology để đối thoại về tác động của đậu nành GM Xem http://www.nature.com/authors/editorial_policies/confidentiality.html
Hoặc tham khảo tài liệu sau đây: 1. Stewart, C.N. Nat. Biotechnol. 21, 353-354 (2003) 2. Pusztai, A., Grant, G., Bardocz, S., Gelencser, E. & Hajos, G. Br. J. Nutr. 77, 933-945 (1997). 3. Richard, S., Moslemi, S., Sipahutar, H., Benachour, N. & Seralini, G.E. Environ. Health Perspect. 113, 716-720 (2005). 4. Rang, A., Linke, B. & Jansen, B. Eur. Food Res. Technol. 220, 438-443 (2005). 5. Wilusz, C.J., Wang, W. & Peltz, S.W. Genes Dev. 15, 2781-2785 (2001). 6. Hirotsune, S. Et Al. Nature 423, 91-96 (2003). 7. Windels, P., Taverniers, I., Depicker, A., Van Bockstaele, E. & De Loose, M. Eur. Food Res. Technol. 231, 107-112 (2001).


Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc Tags: agronews_16
Thursday December 20, 2007 - 03:58am (PST) Permanent Link | 0 Comments

AGRONEWS 15 TIN KHKT NÔNG NGHIỆP

GS. TS. Bùi Chí Bửu, Viện trưởng
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

Cảm ứng đối với ánh sáng của cây trồng. Thực vật sử dụng hệ thống photoreceptors để kiểm tra những thay đổi của môi trường ánh sáng, bởi vì thực vật phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng để tăng trưởng và phát triển. Photoreceptor phyA, chuyên phát hiện tia hồng ngoại tuyến, hoạt động của gen cảm ứng với ánh sáng này giúp cho hạt nẩy mầm, sự phát triển của màu xanh lục trong lá và trong hoa. Bên cạnh việc phát hiện những tín hiệu đối với ánh sánh, phyA còn tích tụ trong tế bào chất. Hai protein khác, FHY1 và FHL, kết gắn với phyA ra tín hiệu hoạt động. Khi phyA hoạt động, nó sẽ kiểm soát sự trổ hoa và nẩy mầm. Các nhà khoa học đã tìm thấy hai yếu tố phiên mã FHY3 và FAR1, góp phần vào hoạt động của FHY1 và FHL. Những yếu tố phiên mã (TF) là những phân tử kết gắn trực tiếp vào DNA, kiểm soát sự biểu hiện của DNA. Tuy nhiên, các nhà khoa học thấy rằng sự tích tụ của phyA hoạt động sẽ ức chế FHY3 và FAR1. Hiện tượng này cho thấy nó đóng vai trò như một cái thắng để điều hòa phản ứng của thực vật với ánh sáng. Những TFs giống như enzymes được tạo ra bởi các gen nhảy. Các gen nhảy có thuật ngữ như vậy bởi vì chúng di chuyển và chèn vào genome rất ngẫu nhiên. Những TFs có thể đã tiến hóa từ gen nhảy, và có thể sẽ tạo ra tiến hóa về phản ứng của cây đối với ánh sáng. Xem bài viết trên tạp chí Science http://www.sciencemag.org/cgi/reprint/318/5854/1302.pdf hoặc http://www.sciencemag.org/cgi/content/abstract/318/5854/1302

Tổng quan: Cây GM chống chịu stress. Do thay đổi khí hậu toàn cầu, các vùng đất sa mạc và bán sa mạc tăng, lượng mưa cũng thay đổi, đất bị ô nhiễm cũng tăng. Các nhà khoa học đang đối mặt với các thách thức trong nông nghiệp hiện đại. Các stress phi sinh học như khô hạn, mặn, nhiệt độ cực trọng (nóng hoặc lạnh) đang làm giảm năng suất cây trồng. Một tổng quan được viết khá đầy đủ trên tạp chí Plant Cell Reports tóm lược những phương pháp tiếp cận mới về cây transgenic chống chịu được các stress như vậy. Tác giả liệt kết tất cả những gen được khuyến cáo sử dụng giúp cây trồng cải tiến tính chống chịu của chúng đối với stress. Đó là các gen bảo vệ áp suất thẩm thấu (osmoprotectants) hoặc những phân tử tích lũy trong quá trình điều tiết áp suất thẩm thấu, các nhân tố làm mất độc tố bao gồm các anti-oxidants và enzymes bảo vệ tế bào không bị tổn thương bởi oxy hoạt tính cao, late embryogenesis (LEA) proteins tích tụ trong phản ứng với sự thiếu nước, protein chống sốc do nóng, những yếu tố phiên mã, và những phân tử trong quá trình truyền tín hiệu. Xem http://www.springerlink.com/content/u3428341j7r95613/fulltext.pdf hoặc http://www.springerlink.com/contentu3428341j7r95613/?p=18b654251e4d41c59c78b25282d9c32b&pi=7


Cây chống chịu thiếu sắt. Hầu hết sinh vật đều cần sắt để tăng trưởng và phát triển. Sắt được cây hấp thụ thông qua nguồn cung cấp trong thức ăn động vật và thức ăn con người. Trong khoáng đất, sắt có rất nhiều; tuy nhiên, nó lại có rất ít trong dung dịch đất thoáng khí và đất có pH cao. Các nhà khoa học biết rằng cây cảm ứng với hệ thống sử dụng sắt trong điều kiện đất thiếu sắt. Cơ chế phân tử của hiện tượng này vẫn còn là điều bí ẩn cho đến nay. Các nhà khoa học thuộc ĐH Tokyo đã khám phá ra một yếu tố phiên mã, IDEF1, nó kết gắn với một chuỗi DNA đặc biệt chỉ đáp ứng với điều kiện khi cây thiếu sắt nghiêm trọng. Những transcription factors (TF) này là protein gắn với vùng đặc biệt của DNA. Sự gắn TF có thể vừa khởi động, vừa ức chế sự thể hiện của gen mục tiêu. Khi gen mã hóa IDEF1 được cho vào genome cây lúa, các dòng transgenic đều thể hiện tính chống chịu với thiếu sắt. Sự thể hiện IDEF1 cũng được tìm thấy trong hoạt động có liên quan đến những protein đáp ứng với điều kiện thiếu sắt. Điều này cho thấy có sự xuất hiện của một gen của hệ thống điều hòa hoạt động gen tham gia. Thao tác trên IDEF1 có thể hình thành nên những phương pháp tạo ra cây trồng chống chịu thiếu sắt ở đất sỏi đá. Xem tạp chí PNAS http://www.pnas.org/cgi/content/abstract/104/48/19150 hoặc http://www.pnas.org/cgi/reprint/104/48/19150

Tổng hợpVitamin B1 của thực vật. Vitamin B1 là một hợp chất của tất cả sinh vật đóng vai trò một cofactor ("helper molecules": phân tử giúp đỡ rất cần thiết cho hoạt động của enzyme) của những enzyme trong nhiều lộ trình biến dưỡng khác nhau. Thực vật có vitamin B1, ở dạng thiamin diphosphate, giúp cho thực vật chống chịu với sự tổn thương DNA, đóng vai trò activator trong tính kháng bệnh. Thiếu vitamin B1 đang trở thành vấn đề toàn cầu, đặc biệt trong các nước mà người dân ăn cơm là nguộn lương thực chính, trong khi người ta chà gạo quá trắng, loại bỏ phần lớn cám và vitamin này. Chính thực vật là nguồn cung cấp vitamin B1 chủ yếu cho động vật và người, nhưng chúng ta vẫn chưa biết rõ sinh tổng hợp nó như thế nào. Các nhà khoa học thuộc Switzerland và Germany đã có một khám phá quan trọng về sinh tổng hợp vitamin B1. Họ sử dụng Arabidopsis làm cây mô hình; khám phá rằng sự tổng hợp vitamin B1 trong cây rất giống với quá trình diễn ra trong vi khuẩn. Họ phân lập một protein rất giống với THIC-enzyme chìa khóa trong tổng hợp vitamin B1 của vi khuẩn. Thể đồng dạng THIC (homolog) được tìm thấy vô cùng cần thiết cho sự sống của cây. Khám phá này mở ra triển vọng thay đổi hàm lượng vit B1 trong cây nhờ công nghệ di truyền. Xem PNAS http://www.pnas.org/cgi/reprint/0709597104v1 hoặc http://www.pnas.org/cgi/content/abstract/0709597104v1


Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc Tags: agronews_15
Wednesday December 5, 2007 - 12:46am (PST) Permanent Link | 0 Comments

AGRONEWS 14 TIN KHKT NÔNG NGHIỆP

Hoàng Kim
(Tin tổng hợp từ hội thảo)

Hội thảo quốc tế lúa lai và hệ sinh thái nông nghiệp đã được tổ chức ngày 22- 24 tháng 11 năm 2007 tại Trường Đại học Nông nghiệp 1, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam. Hội thảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (MOET), Hiệp hội Phát triển Khoa học Nhật Bản (JSPS) đồng tài trợ , Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội (HUA) và Trường Đại học Kyushu (KU) đồng tổ chức. Lúa lai đã được nghiên cứu và phát triển rất thành công ở Trung Quốc và hiện diện tích gieo trồng lúa lai của nước này đã lên đến 18 triệu ha, chiếm khoảng 66% diện tích trồng lúa của Trung quốc. Lúa lai cũng đã và đang được mở rộng ở các nước trồng lúa châu Á khác như Việt Nam, Ấn Độ, Myanmar, Philippine, Bangladesh với quy mô ước đạt 1,35 triệu ha năm 2006, trong đó diện tích lúa lai của Việt Nam khoảng 560 nghìn ha. Việc sử dụng lúa lai đã góp phần nâng cao năng suất và sản lượng lúa, đảm bảo an toàn lương thực , tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho nông dân thông qua việc sản xuất lúa lai. Hôi thảo đã quy tụ nhiều chuyên gia quốc tế và chuyên gia Việt Nam về lúa lai và sinh thái nông nghiệp. Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe và thảo luận về một số báo cáo chung (hiện trạng và triển vọng sản xuất lúa lai ở đồng bằng sông Hồng; bệnh hại và lúa lai- lo lắng của những nhà bệnh cây học; tóm tắt kết qủa hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam trong chọn tạo giống lúa lai). Hội thảo cũng đã được nghe và thảo luận nhiều báo cáo chuyên đề tại bốn tiểu ban: Chọn giống lúa lai, Hệ thống canh tác và khuyến nông lúa lai; Môi trường và Hệ sinh thái; Lúa lai và những vấn đề kinh tế xã hội và một số vấn đề được quan tâm khác. Những thành tựu nổi bật trình bày tại hội thảo là: các giống lúa lai TH3-3, TH5-1, TH3-4, Việt lai 24, Việt lai 20 đã được công nhận giống quốc gia và đang được sản xuất hàng chục nghìn ha trong sản xuất; những tổ hợp lai HYT83, HYT92, HYT 100 (lúa lai ba dòng) HC1 (lúa lai hai dòng) đã được phóng thích cho sản xuất đại trà ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất lúa lai. Hội thảo đã là cơ hội tốt cho các nhà khoa học trao đổi kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác nghiên cứu phát triển lúa lai. Thông tin chi tiết liên hệ PGS.TS. Trần Đức Viên, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp 1. Email: tdvien@hua.edu.vn ; tdvien@cares.org.vn ; Tel.048 765637; Fax 048 276554; Websites: http://www.hau1.edu.vn ; http://www.cares.org.vn

Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc Tags: agronews_14
Wednesday November 28, 2007 - 01:07am (PST) Permanent Link | 0 Comments

AGRONEWS 13 TIN KHKT NÔNG NGHIỆP

GS.TS. Bùi Chí Bửu, Viện trưởng
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

Cây mẹ truyền tín hiệu về khả năng chịu sáng cho cây con. Cây trồng không giống như vật nuôi, chúng có rất ít lựa chọn trong môi trường phát triển tự nhiên. Hầu như hạt giống rơi gần cây mẹ, môi trường để cây con mọc lên thường gần giống như tình trạng của cây mẹ. Các nhà khoa học khám phá rằng cây mẹ chuyển thông tin môi trường cho thế hệ sau, làm tăng cơ hội của dòng con có thể sống sót được ở môi trường mà nó đã kinh qua. Julie Etterson thuộc ĐH Minnesota và Laura Galloway thuộc ĐH Virginia đã nghiên cứu cây “bellflower” ở Châu Mỹ, một dạng cây bụi của thảo nguyên có thể sinh trưởng cả hai điều kiện “nắng sáng” và “bị che mát” dưới tán lá. Khi cây con của nó mọc trên môi trường có đủ ánh sáng ngược lại với bố mẹ nó, quần thể này sẽ phát triển chậm. Điều đó cho thấy rằng cây mẹ đã truyền tín hiệu cho thế hệ sau về điều kiện môi trường sáng mà nó từng trãi qua. Ảnh hưởng của cây mẹ biểu thị cho một sự kiện tiến hóa có tính chất linh hoạt đối với sinh vật đang phát triển trong điều kiện môi trường nhất định. Xem http://www.sciencemag.org/cgi/content/abstract/318/5853/1134 hoặc http://www.sciencemag.org/cgi/content/full/318/5853/1134.

Cơ sở phân tử về hoạt tính của enzyme RNA-Dependent RNA Pol II. Sự phiên mã là một tiến trình trong đó phân tử DNA chuyển đổi thành phân tử RNA thông tin, làm dây nền cho sự tổng hợp protein sau đó. Trong suốt tiến trình phiên mã, chuỗi DNA được sao bản nhờ hoạt động của enzyme RNA polymerase II (Pol) trên dây 3’-5’, để tạo ra dây đơn RNA. Tuy nhiên, Pol II cũng có thể tổng hợp ra dây RNA nucleotides từ dây nền RNA vừa mới tạo ra. Các nhà khoa học Đức đã làm rõ cơ sở phân tử về hoạt tính của enzyme RNA-dependent RNA Pol II (RdRP). Phân tích mô hình tinh thể của Pol II cho thấy: dây nền RNA và dây RNA mới tạo ra chiếm cùng một vị trí trên enzyme này như dây nền DNA và dây RNA của nó trong tiến trình phiên mã bình thường. Tuy nhiên, hoạt tính của RdRP thấp hơn và kém năng lực hơn hoạt tính của enzyme DNA-dependent. Các nhà khoa học này cho rằng hoạt tính của enzyme RdRP (Pol II) có một liên kết thiếu trong hiện tượng tiến hóa ở mức độ phân tử. RdRP vẫn được nhiều loài virus ký sinh trên cây sử dụng để tự tái bản henome của chúng. Xem trên tạp chí Nature tại http://www.nature.com/nature/journal/v450/n7168/pdf/nature06290.pdf hoặc đọc tóm tắt tại http://www.nature.com/nature/journal/v450/n7168/abs/nature06290.html

Chọn tạo giống lúa cải biên di truyền, dòng phục hồi phấn hoa, có tính kháng nhiều loài sâu bệnh. Các nhà khoa học Trung Quốc đã lai tạo thành công giống lúa GM làm dòng phục hồi phấn hoa kháng với sâu đục thân sọc nâu (SSB), bệnh bạc lá, và một số loại thuốc cỏ khác nhau. Dòng lúa này là kết quả lai của hia giống lúa cải biên di truyền (GM): [1] Zhongguo91 mang gen cry1Ab và gen bar điều khiển tính kháng sâu đục thân sọc nâu và kháng thuốc cỏ, [2] giống Yujing6 có gen Xa21 điều khiển tính kháng bệnh bạc lá với phổ kháng rộng. Dòng phục hồi phấn hoa Hui773 được sử dụng như dòng tái tục trong khi lai. Gen cry1Ab và gen bar đồng thể hiện trong nhiều thế hệ, không có hiện tượng “im lặng của gen” xảy ra. Các dòng lúa được tuyển chọn biểu thị những tính trạng nông học ưu việt và tính kháng sâu bệnh. Đọc: http://www.springerlink.com/content/hoặc http://www.springerlink.com/content/e4643953174p2707/fulltext.pdf

Khoai tây biến đổi gen (GM) chống chịu nhiều loại stress. Có nhiều loại hình của stress đối với khoai tây như lạnh, nóng, mặn, độc chất hóa học có thể kích thích sự hình thành ROS (reactive oxygen species) trong tế bào khoai tây. ROS có thể làm cho tổn thương ở màng tế bào và làm phá vở tiến trình phân bào bình thường. Cây chống đỡ lại với ROS bằng cách tổng hợp ra các enzyme có tính chất “antioxidant”. Các nhà khoa học Hàn Quốc đã thực hiện thành công giống khoai tây biến đổi gen thể hiện tính chống chịu stress có tính chất “oxidative” như vậy. bằng cách cải biên sự thể hiện của những gen “antioxidant”. Họ chuyển vào gen mã hóa “nucleoside diphosphate kinase 2” (NDPK2) từ cây Arabidopsis. NDPK2 có chức năng điều hòa sự thể hiện của nhiều gen “antioxidant” trong tế bào chất. Gen mã hóa NDPK2 được thiết kế với một promoter kiểm soát hoạt tính khi bị stress. Các dòng transgenic này thể hiện tính chống chịu với tress có nguồn gốc “oxidative” trong điều kiện nhiệt độ cao, mặn và độc tố hóa học. Các nhà khoa học này tiếp tục nghiên cứu chuyển gen NDPK2 vào trong lục lạp, nơi mà tính nhạy cảm với quang tổng hợp thường xảy ra đối với giống nhạy cảm với tổn thương do ROS. Đọc nguyên bản trong tạp chí Transgenic Research tại trang web: http://www.springerlink.com/content/w30567gr1314u276/fulltext.pdf. hoặc đọc tóm tắt tại http://www.springerlink.com/content/w30567gr1314u276/?p=fdb545bac14c46b69d03fb6a67ae0667&pi=0

Thông báo Băng video về đu đủ “online”. Băng video dài 17 phút có tựa đề là "Nurturing the seeds of cooperation: The papaya biotechnology network of Southeast Asia", là kết quả hợp tác giữa nhiều đối tác nhằm phát triển giống đu đủ sạch bệnh virus có tên thông dụng là Ringspot Virus (PRSV), và giống đu đủ có khả năng trì hoãn độ chín trái. Cơ quan phát hành International Service for the Acquisition of Agri-biotech Applications (ISAAA), phục vụ video này trên trang web http://www.isaaa.org/kc/inforesources/videos/papaya/

BioMalaysia 2007 được tiến hành trong thời gian 27-29, tháng 11, 2007 tại Putra World Trade Center, Kuala Lumpur do Bộ Khoa Học Công Nghệ và Cách tân (Technology & Innovation, Malaysia viết tắt là MOSTI), Công ty Công nghệ sinh học Malaysia, và Protemp Exhibitions Sdn Bhd. đồng tổ chức với chủ đề “Nâng cao chất lượng cuộc sống” (Innovation for quality of life) -. Đây là sự kiện quan trọng trong phát triển công nghệ sinh học quốc tế ở Malaysia Liên hệ email với Karen Dass tại karendass@protemp.com.my .

Tập huấn ứng dụng marker phân tử trong di truyền và chọn giống cây trồng. ICRISAT và Center of Excellence in Genomics (CEG), được Cục quản lý Công nghệ sinh học (DBT) của Chính Phủ Ấn Độ tài trợ tổ chức khóa đào tạo đầu tiên với tên gọi là "Molecular Marker Applications in Crop Genetics and Breeding". Khóa học sẽ được tổ chức từ 31 tháng Ba đến 11 tháng Tư 2008 tại ICRISAT, Patancheru, Greater Hyderabad, India. Đăng ký tại http://www.dbtindia.nic.in/Misc/ICRISAT.htm. Muốn biết thêm chi tiết, xin liên hệ với Dr. Dave Hoisington of ICRISAT hộp thư điện tử d.hoisington@cgiar.org.

Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc Tags: agronews_13
Tuesday November 27, 2007 - 11:52pm (PST) Permanent Link | 0 Comments

AGRONEWS 12 TIN KHKT NÔNG NGHIỆP

GS.TS. Bùi Chí Bửu, Viện Trưởng
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

Phân lập “Insect Receptor” đối với virus gây hại cây trồng. Tất cả virus gây bệnh hại cây trồng phát triển quần thể nhờ sử dụng vectơ – thí dụ như rầy mềm, rầy nâu hoặc côn trùng khác. Những vectors như vậy giúp virus lan truyền theo kiểu “non-circulative transmission” (truyền bệnh không theo chu kỳ). Trong phương pháp truyền bệnh đó, rất nhiều loài virus có thể được một loại vector mang, và ngược lại, nhiều vector có thể mang một loài virus. Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phân lập vị trí chính xác và bản chất hóa học của receptor đầu tiên đối với virus có tính chất “non-circulative”, đó là virus gây bệnh khảm trên cây cải bông (cauliflower mosaic virus: CMV). Thể receptors này định vị trên đọt sinh trưởng nơi có rầy mềm ký sinh, ở trạng thái protein không được bao phủ bằng đường (non sugar-coated proteins). Sự phát hiện này có thể giúp cho các nhà khoa học tiếp cận phương pháp chống lại sự tấn công của virus. CMV phát tán trên cây cải bông có thể được kiểm soát cả hai phương diện “aphid receptors” hoặc CMV's P2 proteins, chúng phản ứng trong điều kiện tương tác giữa cây chủ và virus. Đọc tóm tắt http://www.pnas.org/cgi/content/short/104/46/17959 hoặc tài liệu đầy đủ tại http://www.pnas.org/cgi/reprint/104/46/17959

Thuốc diệt côn trùng từ vi nấm. Đấu tranh sinh học trên cơ sở vi nấm có độc tính diệt côn trùng có thể bổ sung cho thuốc diệt côn trùng bằng hóa học. Sử dụng các chế phẩm sinh học như vậy thường có kết quả thấp và đắt tiền trong khâu chuẩn bị. Các nhà khoa học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc và ĐH Maryland đã phát triển một phương pháp khá triển vọng là “scorpion neurotoxin” (độc tố trên hệ thần kinh của bò cạp) thể hiện trong vi nấm có độc tố đối với côn trùng. Du nhập gen mã hóa “neurotoxin AaIT” của bò cạp đuôi bằng, các nhà khoa học này thu thập trên vi nấm Metarhizium anisopliae lượng độc tính tăng gấp 22 lần đối với sâu kèn thuốc lá và đối với muỗi gây bệnh sốt vàng da. Vi nấm M. anisopliae gây bệnh cho hơn 200 loài côn trùng bằng thể thức ký sinh. Nó không ký sinh trên người và động vật khác. Sản xuất đại trà chế phẩm của vi nấm M. anisopliae sẽ là qui trình cạnh tranh với thuốc sâu tổng hợp bằng hóa chất. Bước tiếp theo, người ta sẽ phát triển các dòng chuyên tính với ký chủ, trên cơ sở “hypervirulent AaIT strain”, người ta sẽ kết hợp nhiều qui trình khác nhằm làm thân thiện với môi trường. Đọc trên tạp chí Nature Biotechnology http://www.nature.com/nbt/journal/vaop/ncurrent/pdf/nbt1357.pdf . hoặc đọc tóm tắt: http://www.nature.com/nbt/journal/vaop/ncurrent/abs/nbt1357.html

Giống mù tạt biến đổi gen Bt của Ấn Độ làm bẩy cây trồng đối với DBM. Bên cạnh giá trị thương mại của cây trồng biến đổi gen Bt, chúng còn được dùng làm bẩy cây trồng. Chiến lược “trap crop” thực hiện công việc giảm thiểu sử dụng thuốc sâu và bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng, làm gia tăng và duy trì năng suất cây trồng. Một cây được dùng làm bẩy phải có tính chất nhữ mồi đối với côn trùng gây hại hoa màu chính. Giống cây mù tại biến đổi gen của Ấn Độ đã được thử nghiệm làm bẩy cây trồng để dẫn dụ sâu ăn lá cải xanh (diamondback moth: viết tắt là DBM). Các nhà khoa học thuộc ĐH Cornell thiết kế bẩy có tên là "dead-end" bằng cách du nhập gen cry1 Bt và giống mù tạt Ấn Độ. DBM có tính ưa thích rất cao trong tập tính đẻ trứng trên cây mù tạt Ấn Độ hơn là đẻ trên bắp cải (ratio >11). Xét nghiệm sinh học trong côn trùng cho thấy: cả hai cây có gen cry1C và cry1Ac đều có độc tính đối với DBM. Ngoài ra, giống mù tạt biến đổi gen Bt Ấn Độ này còn hữu dụng đối với nhiều loài sâu khác thuộc Lepidoptera. Đọc tóm tắt: http://www.springerlink.com/content/7515m106777754/?p=c93ef90609ed4f469b6d626fe677e44d&pi=0 hoặc tài liệu đầy đủ tại http://www.springerlink.com/content/817515m106777754/fulltext.pdf

Thông báo Hội nghị Quốc tế về Bệnh cây. Hội nghị bệnh cây quốc tế lần thứ 9 (ICPP2008) với chủ đề "Healthy and Safe Food for Everybody" sẽ được tổ chức cách quãng 5 năm, tại Torino, Italy ngày 24-29 tháng Tám, 2008. Nội dung tập trung vai trò của bệnh học trên cây trồng trong an toàn lương thực và an tinh lương thực toàn cầu, những phát triển gần đây trong quản lý bệnh hại cây trồng, và việc chuyển giao những kiến thức và công nghệ. Muốn biết thêm chi tiết xin vào trang web http://www.icpp2008.org/

Nguồn: TINKHOAHOC http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc Tags: agronews_12
Sunday November 18, 2007 - 10:59pm (PST) Permanent Link | 0 Comments

AGRONEWS 11 TIN KHKT NÔNG NGHIỆP

GS.TS. Bùi Chí Bửu, Viện trưởng
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

RNAi kiểm soát côn trùng thuộc Coleoptera. Côn trùng thuộc Coleoptera và Lepidoptera hiện được nghiên cứu về tính kháng của cây trồng nhờ protein BT sau khi thực hiện chuyển nạp gen. Một cách tiếp cận mới đối với việc kiểm soát này là sử dụng RNA can thiệp (RNAi) được các nhà khoa học của Monsanto ve Devgen N.V. thực hiện. Báo cáo khoa học được công bố trên tạp chí Nature Biotechnology. RNAi-làm im lặng những gen cần thiết của côn trùng gây hại cây trồng, làm chúng dừng hấp thu dinh dưỡng và làm chất ấu trùng. Các nhà khoa học này đã ứng dụng RNAi để kiểm soát côn trùng gây hại rễ bắp (thuật ngữ tiếng Anh là: western corn rootworm = WCR) làm mô hình mẫu cho những nghiên cứu tiếp theo. Phân tử RNA dây kép (dsRNA) với trình tự các cặp gốc, bổ sung cho các gen ATPase và tubulin (cytoskeletal component). Chúng thể hiện trong giống bắp biến đổi gen. Cây transgenicthể hiện sự suy giảm có ý nghĩa thiệt hại do chích hút (WCR). Tiếp cận phương pháp này, các nhà nghiên cứu còn quan sát được sự chết của ấu trùng khi phân tử dsRNA được chèn vào hai côn trùng “southern root worm” và “Colorado potato beetle”. Phân tử dsRNA kiểm soát được sâu đục quả trong bông vải (boll weevil larvae), tuy nhiên, không gây ảnh hưởng đến sự chết. Việc sử dụng RNAi để kiểm soát côn trùng gây hại cây trồng sẽ bổ sung đáng kể cho chiến lược giống chuyển gen Bt (protein diệt côn trùng) trên cây bắp, bông vải, đậu nành. Đọc chi tiết: http://www.nature.com/nbt/journal/v25/n11/abs/nbt1359.htmlor hoặc http://www.nature.com/nbt/journal/v25/n11/pdf/nbt1359.pdf

Sâu đục quả bông và gossypol Bông vải tạo ra gossypol kháng lại sự tấn công của động vật ăn cỏ. Nhiều loài côn trùng, đặc biệt là sâu đục quả bông, có thể làm biến thái dạng hóa chất gây hại này. Các nhà khoa học Trung Quốc thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học quốc gia đã sử dụng RNA interference (RNAi) để hiểu được tại sao sâu đục quả bông kháng gossypol. Họ đã xác định gen “cytochrome P450”, CYP6AE14, liên quan đến tính kháng như vậy. Gen này thể hiện rất cao trong thành ruột non làm biến đổi tính độc và tiêu hóa chúng trong cơ thể ấu trùng. Sự thể hiện đó làm gia tăng tốc độ tăng trưởng của ấu trùng khi gossypol trở thành thực phẩm của nó. Khám phá này cho thấy một chiến lược nghiên cứu mới nhằm kiểm soát sự tấn công của sâu đục quả bông. Cây bông có thể được chèn vào phân tử dsRNA với trình tự nucleotide bổ sung vào gen CYP6AE14. Phương pháp này có thể chứng minh được tính hiệu quả của việc cải tiến tính kháng sâu đục quả bông đối với thuốc trừ sâu. Đọc chi tiết tại http://www.nature.com/nbt/journal/v25/n11/abs/nbt1352.html hoặc http://www.nature.com/nbt/journal/v25/n11/pdf/nbt1352.pdf

Kỹ thuật chuyển gen Bt Toxins kháng côn trùng gây hại cây trồng. Sự tiến hóa của tính kháng côn trùng đe dọa sự hữu hiệu của độc tính vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) đang được sử dụng rộng rãi như thuốc trừ sâu sinh học hoặc cây trồng biến đổi gen Bt. Những nghiên cứu trước đây cho rằng tính kháng của một vài loài côn trùng đối với protein BT do đột biến gen. Điều này làm cho phá vở hệ thống “toxin-binding cadherin” (proteins cần thiết cho tế bào để thực hiện sự bám dính của tế bào với nhau). Bt toxins gắn với cadherin theo kiểu khóa và mở khóa. Trong khi gắn, một enzyme tách rời các phần của những toxin được kết dính này. Những phân tử toxin được cắt ra sẽ hình thành các lỗ trong tế bào màng ruột, làm cho sự đi vào và đi ra của những cơ chất thực hiện dễ dàng, làm tế bào chết. Sử dụng RNA interference, các nhà khoa học thuộc ĐH Arizona và Nacional Autónoma de México xác định vai trò của cadherin trong độc tố của Bt. Ấu trùng sâu kèn trên thuốc lá có gen cadherin bị im lặng, biểu thị sự suy giảm tính nhiễm đối với Bt toxin Cry1A. Các nhà khoa học này thay đổi câu trúc gen Cry1A toxin bằng cách làm mất chuỗi alpha của protein. Sâu kèn thuốc lá được cải biên gen “Cry1A killed cadherin-silenced” và sâu đục quả bông màu hồng đã được nghiên cứu. Kết luận: những toxin có cải biên tỏ ra hữu hiệu hơn những toxin Bt tiêu chuẩn trong kiểm soát sự phá hại của sâu hại cây trồng. Bài viết được đăng trên tạp chí Science truy cập trên http://www.sciencemag.org/cgi/rapidpdf/1146453.pdf. hoặc http://www.sciencemag.org/cgi/content/abstract/1146453

Thông báo Hội nghị quốc tế “Legume Genomics and Genetics”.Hội nghị quốc tế về di truyền và genome học của cây đậu đỗ sẽ được tổ chức từ ngày 7 đến 12 tháng 12 năm 2008 tại Puerto Vallarta, Mexico. Oral presentations và poster papers sẽ tập trung vào các chủ đề có liên quan đến chức năng gen, sự tiến hóa, và đa dạng, genome học về dịch mã, so sánh genome, phân tích sự thể hiện gen. Đọc chi tiết http://www.ccg.unam.mx/iclgg4/index.html

Nguồn: TINKHOAHOC http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc Tags: agronews_11
Sunday November 11, 2007 - 10:04am (PST) Permanent Link | 0 Comments

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!