Lưu trữ Blog

8/5/09

Rhizobia có liên quan đến tính kháng rầy mềm trên đậu nành

TINKHOAHOC. Rầy mềm đậu nành là một trong những đối tượng gây hại lớn nhất đối với nông dân Hoa Kỳ. Nó làm thiệt hại ước tính khoảng 500 triệu USD mỗi năm do thiệt hại năng suất và chi phí thuốc sâu. Nó được ghi nhận đầu tiên tại bang Wisconsin vào năm 2001 và được ghi nhận mức phá hại kỷ lục tại 21 bang Hoa Kỳ, 3 tỉnh của Canada. Rầy mềm đậu nành tấn công bằng cách chích hút nhựa cây. Chúng truyền virus gây bệnh khảm có tên là alfalfa mosaic virus và bệnh chết khô (dreaded soybean). Nông dân thường sử dụng thuốc sâu để kiểm soát quần thể aphid. Gần đây, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Pennsylvania State đã phát hiện một phương cách kiểm soát hữu hiệu chúng: đó là sử dụng vi khuẩn cố định đạm. Cây họ đậu có khả năng cố định đạm khí trời nhờ vi khuẩn cộng sinh mà chúng ta gọi với thuật ngữ rhizobia. Họ đã tìm thấy mối tương tác của rhizobia và cây ảnh hưởng đến tính kháng đối với các sinh vật ăn thịt côn trùng (insect herbivores), thí dụ như rầy mềm đậu nành, và một vài dòng rhizobia liên quan đến tính kháng mạnh hơn đến các “mutualist partners” của chúng. Consuelo De Moraes, tác giả chính của bài viết trên tạp chí Plant and Soil đã nói rằng "Lần đầu tiên có những dòng rhizobia khác nhau ảnh hưởng trên herbivory. Điều này có thể là một công cụ giúp cây phòng chống lại insect herbivory. Nó cũng có thể áp dụng cho tất cả cây thuộc nhóm đậu đỗ". Xem chi tiết http://live.psu.edu/story/39092 hoặc http://dx.doi.org/10.1007/s11104-009-9924-1 hoặc http://www3.interscience.wiley.com/journal/122328517/abstract

(GS.TS. Bùi Chí Bửu)

Không có nhận xét nào:

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!