Lưu trữ Blog

26/12/08

Cơ cấu giống lúa hiệu quả cho ĐBSCL.



GS.TS. Nguyễn Văn Luật

TIN KHOA HỌC. Theo Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm Giống Cây trồng Quốc gia, trong 10 giống lúa chiếm diện tích rộng nhất vùng ĐBSCL năm 2007 thì IR50404 đứng đầu cả ba vụ, giống OM576 (Hình trên)) trong vụ Đông Xuân đứng thứ năm, sang vụ Hè Thu đứng thứ ba, và ở vụ Thu Đông đứng thứ nhì. Giống mới ở hạng “top ten” được sử dụng trong vụ thu đông 2007 thường được lấy hạt giống cho vụ tiếp là IR50404 chiếm 13% diện tích, OM576 (7,8%), OM2517, Jas’mine85, OM1490, VND95-20, OM2717, OM3536, OM4498, OMCS2000. Theo anh Tư Bình, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Trà Vinh, vụ thu đông- vụ mùa 2008-09, bà con nông dân Trà Vinh đang xuống giống theo kế hoạch là 93.100 ha. Giống lúa dùng trong vụ này chủ yếu vẫn là những giống IR50404, OM576, mặc dầu có những mong muốn loại hai giống trên vì khó bán, giá thấp, thiệt thòi cho bà con nông dân. Tuy nhiên, thiện chí trên cần có lộ trình thực hiện, trước hết bởi vì chưa có đủ giống tôt khác thay thế; và khi một giống mới được mở rộng diện tích sử dụng, không phải giống nào cũng giữ được đặc tính tốt mong muốn. GS.TS. Nguyễn Văn Luật đã trao đổi về cơ cấu giống lúa hiệu qủa cho ĐBSCL


Có hai vấn đề bức xúc về khâu giống cho sản xuất lúa ở ĐBSCL là: 1./ Muốn tập trung mở rộng diện tích làm giống lúa thơm đặc sản mà lại thiếu giống. Hơn nữa, chưa ai dám chắc rằng mở rộng đến mức nào, 20% hay 30% diện tích thì sẽ tạo điều kiện bột phát sâu bệnh, vì giống lúa thơm thường yếu chịu sâu bệnh, như Jas’min, Khaodokmali, OMCS21.., và các giống cổ truyền như Nàng thơm Chợ Đào, Tài nguyên đục..Khi bà con nông dân ta “ồ ạt” đua nhau mở rộng diện tích lúa thơm, liệu năng suất và sản lượng có ổn định không, giá cả sẽ ra sao khi ế hàng dội chợ; vì yêu cầu của thị trường với gạo thơm hạn chế; nhất là ở thị trường tiềm năng như Châu Phi; 2./ diện tích sử dụng giống IR50404 và OM576 đứng thứ nhất nhì ở nhiều nơi, thóc đang bị “ế ẩm” vì thương lái cho là gạo có chất lượng không cao. Tuy nhiên, chưa có mô hình sản xuất đại trà nào trong điều kiện sản xuất và thị trường bình thường nhằm giới thiệu những giống lúa thay thế một cách thuyết phục hai giống lúa đứng thứ nhất nhì về diện tích sử dụng trên. Tỷ lệ sử dụng hai giống lúa trên vừa qua ở nhiều địa phương, như Trà Vinh, Tiền Giang.., chiếm tới 60% - 70% mà vẫn cho năng suất ổn định và cao. Nếu thay bằng giống khác, liệu có giữ được sản lượng ổn định như khi có hai giống trên hay không. Hơn nữa, người nông dân khi dùng hai giống trên thì giá bán chỉ thua các giống khác có vài trăm ngàn, nhưng do năng suất cao hơn có khi tới hàng tấn 1 ha, lại ít sâu bệnh, nên vẫn lời.

Cục Trồng trọt của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị nghiên cứu liên quan và ngành nông nghiệp đã có những khuyến cáo cho sản xuất cho vụ ĐX 2008-09. Những khuyến cáo trên được đúc rút từ nhiều nguồn thông tin, cụ thể với từng vùng, tùng vụ. Bà con nông dân ĐBSCL đang xuống giống lúa, cần tiếp cận nhanh với những khuyến cáo thiết thực. Tuy nhiên, không còn mấy thời gian để cải thiện nhanh bộ giống lúa vụ này. Để tiến tới một cơ cấu giống lúa hiệu quả cao cho các vụ tới, cần có một chiến lược với bước đi thích hợp, đầu tư thỏa đáng, và một cách tiếp cận khách quan thực tế sản xuất để có khuyến cáo thuyết phục.

Xin đơn cử trường hợp sản xuất lúa ở tỉnh Trà Vinh, là tỉnh mà các năm qua tôi có nhiều dịp qua lại trong phạm vi một số dự án giúp nông dân sản xuất. Trà Vinh là một tỉnh ven biển, là một trong vài tỉnh có điều kiện sản xuất khó khăn nhất ở ĐBSCL, cũng thuôc vùng xa vùng sâu, vùng có nhiều người dân tộc. Cũng như nhiều tỉnh bạn, sản xuất lúa năm qua thắng lợi lớn, đạt sản lượng thóc cao nhất từ trước đến nay, khoảng 1,1 triệu tấn.

Theo anh Tư Bình, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, kết quả sản xuất các vụ kế tiếp như sau: Vụ Thu- Đông (71,500 ha) năm 2007-08 bằng giống lúa mới cao sản + vụ mùa (18,800 ha) bằng giống cổ truyền, đạt năng suất bình quân 4,38t/ha, với các giống lúa: OM576 (30% diện tích); IR50404 (30%); VND95-20 (10%); OM4498 (10%); Tài nguyên đục (8%), ST5 (3%); còn 8% bằng nhiều giống lúa khác. Vụ đông xuân 2007-08 (53.748 ha) đạt năng suất bình quân 5,48t/ha, cũng đạt cao nhất trong 3 vụ, với các giống IR50404 (40%); OM756 (30%); VND95-20 (15%); OM4498 (3%); OM 1490 (3%). Vụ hè thu 2008 có 82.892 ha, đạt năng suất 4,77t/ha, bằng những giống lúa: IR50404 (35%); OM576 (30%); VND95-20 (15%); OM4498 (5%); CL 8 (5%).Vụ thu đông- vụ mùa 2008-09, bà con nông dân Trà Vinh đang xuống giống theo kế hoạch là 93.100 ha. Giống lúa dùng trong vụ này chủ yếu vẫn là những giống kể trên, mặc dầu có những mong muốn loại hai giống trên vì khó bán, giá thấp, thiệt thòi cho bà con nông dân. Tuy nhiên, thiện chí trên cần có lộ trình thực hiện, trước hết bởi vì chưa có đủ giống tôt khác thay thế; và khi một giống mới được mở rộng diện tích sử dụng, không phải giống nào cũng giữ được đặc tính tốt mong muốn. Người nông dân không dễ tiếp nhận ngay, vì bà con chọn dùng giống nào đâu cần biết của ai, từ đâu.

Kết quả sản xuất năm 2008 vừa nhận được: giống IR50404 được sử dụng trên 246.508ha chiếm 16,14%, trong đó Hậu Giang 15.205ha, Long An 9.491 ha, Cần Thơ 8.8507ha, Sóc Trăng 8.507ha, Bến Tre 1.240ha.. Giống OM 576 đạt diện tích 37.797ha ở Vĩnh Long, 15.771ha ở Kiên Giang, Cà Mau 15.583, Long An 9.069ha, Bặc Liêu 3.749ha, Tiền Giang 2.870 ha, Đồng Tháp 350ha.

Giống lúa IR50404 nhập từ Viện Lúa Quốc tế, do những ưu điểm ngắn ngày và dễ sản xuất, nhiều cơ quan đã nghiên cứu từ cuối thập kỷ 80, đến 1992 thì được công nhận giống cho sản xuất do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam giới thiệu. Đến nay, đã có ba lần xuất khẩu gạo khó, cũng là ba lần IR50404 bị phê phán “lên bờ, xuống ruộng” do khó bán, đến mức có vị đề nghị truy cứu trách nhiệm cơ quan và ai là người giới thiệu. Tuy nhiên, sau hai lần trước, diện tích sử dụng giống này có giảm, rồi lại tiếp tục ngóc lên đứng hàng thứ nhì, thứ nhất về diện tích sử dụng ở ĐBSCL theo thống kê của cơ quan chức năng, mặc dầu không nằm trong những giống được khuyến cáo trước mỗi vụ, hay việc sử dụng giống IR50404, OM576 và các giống lúa khác là do nông dân đã tự cân nhắc và quyết định.

Giống lúa OM576 lai tạo bởi kỹ sư Kiều Thị Ngọc (nay là tiến sỹ), được Viện Lúa ĐBSCL giới thiệu vào sản xuất từ cuối thập kỷ 80 thế kỷ trước. Thật ra, sau khi phóng thích chúng tôi quên luôn giống này. Chính bà con nông dân ở tỉnh Minh Hải lúc đó đã tự mở rộng diện tích sử dụng giống này từ những cánh đồng có nhiều lung đìa, và tự đặt tên là giống “Hầm trâu”, vì có nơi phát triển tốt ngay ở hầm (vũng) trâu đầm. Từ đó, lan rộng ra các tỉnh.

Vào 9, 10 năm trước đây, TT Khảo Kiểm nghiệm cây trồng Quốc gia cùng với các địa phương điều tra thống kê các giống lúa dùng trong sản xuất đại trà, và xác định 10 giống lúa chiếm diện tích rộng nhất từ cao xuống thấp ở ĐBSCL theo thứ tự sau: OM1490, IR50404, OM576, OMCS2000, VND95-20, IR64, AS996, MTL250,. OM2031, Jas’mine.
Cũng theo Trung tâm này, trong 10 giống lúa chiếm diện tích rộng nhất vùng ĐBSCL năm 2007, thì IR50404 vẫn đứng đầu cả ba vụ, giống OM576 trong vụ Đông Xuân đứng thứ năm, sang vụ Hè Thu thứ ba, và ở vụ Thu Đông đứng thứ nhì. Giống mới ở hạng “top ten” được sử dụng trong vụ Thu Đông 2007, thường được lấy hạt giống cho vụ tiếp là: IR50404 chiếm 13% diện tích, OM576 (7,8%), OM2517, Jas’mine85, OM1490, VND95-20, OM2717, OM3536, OM4498, OMCS2000.

Cần đầu tư cho việc thống kê diện tích sử dụng giống lúa như trên nhằm cung cấp thông tin thiết thực kịp thời cho nông dân, cho cán bộ chỉ đạo sản xuất, và cho cả nhà tạo chọn giống mới. Việc này càng cần thiết với các địa phương. Nhiều Sở Nông nghiệp đã làm, như Sở Nông nghiệp Trà Vinh đã nêu trên.

Từ hơn hai thập kỷ qua, những khuyến cáo giống lúa cho sản xuất theo các mức độ: các giống chủ lực, giống bổ sung, và giống triển vọng. Trong số hàng trăm giống sản xuất đại trà, những giống được xếp thứ hạng cao thường trải qua “thử thách nhiều vụ”, nhất là những giống được tồn tại lâu trong sản xuất như hai giống trên, giống IR64 được phóng thích từ giữa thập kỷ 80, giống OMCS2000 từ năm 2000.

Nhìn qua giá gạo bán lẻ cũng thấy để nâng cao hiệu quả cơ cấu giống lúa phải theo hướng giảm thiểu diện tích IR50404 và OM576. Hiện nay, cuối tháng 11, gạo IR50404 có giá 4.300-4.500 đ/kg, OM576 có giá 6.200 đ/kg; trong khi giá 1 kg gao Jas’mine (bảng ghi gạo thơm Mỹ) là 10 – 12.000 đ.; gạo VD20 (thơm Đài Loan) 15.000đ.. Để tăng hiệu quả cơ cấu giống lúa, ngoài việc đẩy mạnh việc tạo chọn và chuyển giao vào sản xuất giống lúa mới, cần có đề tài phục tráng những giống được dùng lâu dài trong sản xuất đại trà như IR50404 và OM576.

Trong chuyến đi An Giang vừa qua, tôi được Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Huỳnh Hiệp Thành dẫn đến cơ sở sản xuất kinh doanh giống lúa của anh Nguyễn Thiện Tâm ở Tri Tôn, được xem bông lúa, hạt lúa, hạt gạo và ăn cơm gạo IR50404 trắng hơn, dẻo hơn, do An Giang phục tráng cải thiện.

20/12/08

Trang thông tin LÚA GẠO



TIN KHOA HỌC. Chào mừng các bạn đã đến với trang LÚA GẠO của Nguyễn Chí Công. Đây là trang thông tin chuyên đề học và hành về lúa lai,lúa thuần. Nội dung gồm: giống lúa mới triển vọng, kỹ thuật canh tác lúa, công nghệ sản xuất giống lúa, điểm tin sản xuất thị trường lúa gạo thế giới và Việt Nam. Trang LÚA GẠO được liên kết chặt chẽ với các trang CÂY LƯƠNG THỰC, DẠY VÀ HỌC, HỌC MỖI NGÀY, TIN KHOA HỌC, CASSAVAVIET của TS. Hoàng Kim Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu nhằm kết nối giảng dạy và nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất; liên kết các nhóm quan tâm trong nghiên cứu và phát triển lúa gạo. Tin mới cập nhật tuần này: Gieo mạ né rầy, giải pháp kỹ thuật hữu hiệu . Sạ hàng lúa bằng giàn kéo tay hiệu qủa kinh tế rõ. Giống lúa lai cao sản Nhị ưu 986 tại Nghệ An. Hai mươi giống lúa mới cho Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Khôi phục đồng lúa do tôm sú lấn (xem chi tiết)

GIEO SẠ NÉ RẦY - GIẢI PHÁP KỸ THUẬT HỮU HIỆU
Giải pháp xác định thời điểm gieo sạ lúa để né rầy (thường gọi là giải pháp “né rầy”) là một trong những giải pháp phòng, tránh rầy nâu (RN) lan truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL) hại lúa, nhưng là giải pháp cơ bản. Giải pháp “né rầy” gồm thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp: bẫy đèn, thời điểm xuống giống, dùng nước che chắn cây lúa non,...đã giúp cho cây lúa tránh được sự xâm nhiễm của virus mầm bệnh VL-LXL từ RN khi cây lúa dưới 30 ngày tuổi.

Cơ sở khoa học của giải pháp này là dựa vào đặc tính di cư của RN theo từng đợt cách nhau khoảng 28 đến 30 ngày, được phát hiện và dự báo bằng bẫy đèn. Cây lúa chỉ bị bệnh VL-LXL gây hại nặng khi RN mang mầm bệnh tấn công vào giai đoạn lúa còn nhỏ; cây lúa sau 30 ngày có khả năng tự đền bù hầu hết các thiệt hại bằng cách ra lá mới, chồi mới thay thế chồi bị thiệt hại.

Ứng dụng giải pháp “né rầy” tại ấp Đồn (xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh) đã mang lại hiệu quả thực sự cho sản xuất lúa. Thành công liên liếp trong cả 2 năm, lúa trúng mùa, đồng ruộng không có diện tích lúa thiệt hại do bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL-LXL), nông dân ấp Đồn sẽ tự tin ứng dụng giải pháp “né rầy” trong việc phòng chống RN, bệnh VL,LXL. Đó là vấn đề đúc rút tại Hội thảo giải pháp “né rầy” do Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tổ chức tại Ấp Đồn vào ngày 04/12/2008.
Hội thảo đã nghe Trạm BVTV huyện Củ Chi, Trưởng ấp Đồn và một số nông dân báo cáo tình hình sản xuất, tình hình RN trưởng thành vào đèn và trình bày kết quả ứng dụng giải pháp né rầy tại ấp Đồn.

Ấp Đồn có diện tích sản xuất lúa lớn nhất xã Trung Lập Hạ (250 ha/540 ha), vùng này có hệ thống kênh Đông hoàn chỉnh nên nông dân thâm canh liên tục 3 – 4 vụ/năm và cây lúa là nguồn thu nhập chính của người dân. Trong vụ lúa Mùa năm 2006, nông dân ấp Đồn phải lao đao vì nhiều cánh đồng vài chục ha mất trắng do bệnh VL-LXL. Đến nay, bệnh VL-LXL vẫn tiếp tục tàn phá nhiều cánh đồng lúa ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng tại ấp Đồn - nằm trong vùng có nguy cơ thiệt hại nặng do bệnh VL-LXL - không có thiệt hại đáng kể.



Thời điểm nông dân ấp Đồn gieo sạ”né rầy”

Tại hội thảo, nông dân ấp Đồn giải thích, trước đây (lúa Mùa 2006) trong một cánh đồng thời vụ kéo từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 8; từ năm 2007 đến nay, cụ thể là vụ Mùa năm 2008, nhờ ứng dụng giải pháp “né rầy”, 72 hộ nông dân đã không xuống giống trong tháng 7 và đã gieo sạ tập trung từ ngày 15/ 8 đến ngày 20/ 8/ 2008.
Nhờ đó lúa non không nhiễm RN di trú và kết quả hơn 120 ha lúa Mùa xuống giống theo lịch né rầy nên không có diện tích thiệt hại do bệnh VL-LXL và đạt năng suất cao./.

KS. Nguyễn Thị Lệ Thoa (CCBVTV thành phố)
Bài đã đăng tại: http://www.mard.gov.vn/ppdhcmc/html/tinktmoi/nam%202008/ttKHKmoi-bphap%20gieosa%20neray.htm

SẠ HÀNG LÚA BẰNG GIÀN KÉO TAY HIỆU QU3A KINH TẾ RÕ

Nhằm giải phóng sức lao động cho nông dân, vụ mùa vừa qua Trạm khuyến nông huyện Lục Nam, Bắc Giang đã hỗ trợ 50 chiếc máy sạ hàng lúa bằng giàn kéo tay cho 50 hộ nông dân trong 10 xã của huyện, mỗi chiếc là 500 nghìn đồng (bằng 50%).

Với hơn 100 ha được sạ hàng bằng giàn kéo tay so với phương pháp cấy truyền thống thì ưu điểm nổi bật của phương pháp này là: Trong cùng một ngày gieo cấy, sạ hàng bằng giàn kéo tay lúa chín sớm hơn từ 4-5 ngày, sâu bệnh ít, bông lúa dài hơn, tỷ lệ hạt chắc trên bông cao do đó năng suất tăng. Trong vụ đông xuân tới Trạm Khuyến nông tiếp tục hỗ trợ bà con, nhân rộng mô hình này.

(Theo: nongnghiep.vn)

ỨNG DỤNG ICM, GIÁ TRỊ MỘT HECTA LÚA TĂNG THÊM 1,5 TRIỆU ĐỒNG

Qua 2 vụ sản xuất nông nghiệp năm 2008, Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Nam đã hướng dẫn cho 250 lượt hộ nông dân triển khai thực hiện chương trình ICM (3 giảm, 3 tăng) trên 5 cánh đồng lúa với tổng diện tích 25 ha. Không chỉ giảm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm mà giá trị kinh tế tăng bình quân 1,5 triệu đồng/ha so với những ruộng lúa không áp dụng chương trình này. Được biết, từ đầu năm đến nay, Chi cục BVTV tỉnh cũng đã tổ chức tập huấn kỹ thuật, giúp 200 hộ nông dân khác xây dựng 8 mô hình canh tác theo chương trình IPM cho hiệu quả kinh tế cao, nhất là trên cây dưa hấu, cà tím, đậu phụng...

(Theo: nongnghiep.vn)

GIỐNG LÚA LAI CAO SẢN NHỊ ƯU 986 TẠI NGHỆ AN

Giống lúa lai Nhị ưu 986 đã được Bộ NN&PTNT công nhận tạm thời là giống lúa lai chất lượng tốt cả về năng suất và tính chống chịu sâu bệnh ngày 24/12/2007.

Đánh giá về giống lúa lai này, TS Phạm Đồng Quảng, Cục phó Cục Trồng trọt cho biết: Giống Nhị ưu 986 được đưa vào khảo nghiệm tại nhiều địa phương ở miền Bắc từ vụ xuân 2006, trong đó có địa bàn tỉnh Nghệ An và nó đã được nhìn nhận là một trong những giống lúa mới có triển vọng. Nhị ưu 986 sinh trưởng, phát triển khá. Thời gian sinh trưởng tương đương với giống Nhị ưu 838, nhưng cho năng suất bình quân cao hơn, chống chịu sâu bệnh tốt hơn.

Ông Nguyễn Sỹ Hưng, Phó chủ tịch UBND huyện Yên Thành, Nghệ An cho biết: Giống lúa lai Nhị ưu 986 được đưa vào khảo nghiệm tại huyện trọng điểm lúa Yên Thành từ năm 2005 đến nay đã được 3 năm. Nhị ưu 986 được bà con nông dân ở đây đánh giá là giống lúa lai ưu việt trên đồng đất Yên Thành với nhiều ưu điểm nổi trội về năng suất (bình quân trong 2 năm 2006 và 2007 từ 8 đến 9 tấn/ha/vụ). Nhị ưu 986 thích ứng rộng, có thể gieo cấy được 3 vụ/năm. Đây cũng là một giống lúa chịu rét và chống đổ tốt, chống chịu sâu bệnh và chất lượng gạo ngon hơn Nhị ưu 838.

Bởi thế, trong năm 2008, riêng giống lúa Nhị ưu 986 được huyện Yên Thành đưa vào kế hoạch sản xuất thử lớn nhất của huyện (4.000 ha). Bà Hoàng Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Diễn Châu cũng cho biết: Giống lúa Nhị ưu 986 có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với giống lúa Nhị ưu 838 và Nhị ưu 63...

Đây là lý do giải thích vì sao diện tích lúa Nhị ưu 986 đã tăng nhanh trên địa bàn huyện Diễn Châu trong cả vụ xuân và vụ hè thu của 2 năm 2007 và 2008. Ông Phan Đình Hà, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Chương: Nhị ưu 986 cho năng suất bình quân cao nhất trong các giống lúa lai được gieo cấy tại Thanh Chương các năm qua (8 tấn/ha/vụ). Đây là giống lúa lai cao sản, đề nghị Bộ NN-PTNT công nhận chính thức để các địa phương yên tâm đưa vào cơ cấu chính thức.

Theo Thanh Mai (bài đã đăng tại: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/2/2/25063/Default.aspx)

20 GIỐNG LÚA MỚI CHO NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

Kết quả khảo nghiệm VCU trong 3 năm 2006-2008 gồm 205 giống lúa (149 giống lúa thường, 56 giống lúa lai), đã xác định được 20 giống lúa mới có nhiều triển vọng kháng rầy nâu trung bình (cấp 5-7) như sau:

1. Giống CH209 (lúa chịu hạn): Thời gian sinh trưởng (TGST) 110-118 ngày (ĐX); 94-98 ngày (HT). Năng suất trung bình (TB) 68 tạ/ha, thâm canh đạt 80 tạ/ha. Ít nhiễm rầy nâu (cấp 5), nhiễm TB bệnh đạo ôn (cấp 7); chống đổ khá, chịu hạn khá. Thích hợp gieo sạ vụ ĐX và HT tại Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB).

2. Giống CH207 (lúa chịu hạn): TGST 125-127 ngày (ĐX); 115-119 ngày (HT). Năng suất TB 67 tạ/ha, thâm canh đạt 82 tạ/ha. Ít nhiễm rầy nâu (cấp 5), ít nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 5); chống đổ tốt, chịu hạn khá. Thích hợp gieo sạ vụ ĐX và HT tại DHNTB.

3. Giống ML 202: TGST 105-108 ngày (ĐX) và 90-94 ngày (HT). Năng suất TB 65 tạ/ha, thâm canh đạt 81 tạ/ha. Chất lượng gạo trung bình khá, cơm ngon TB. Nhiễm rầy nâu trung bình (cấp 5-7), ít nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 5); chịu hạn khá, chống đổ trung bình. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

4. Giống ML203: TGST 107 ngày (ĐX) và 96 ngày (HT). Năng suất TB 67 tạ/ha, thâm canh đạt 80 tạ/ha. Chất lượng gạo khá. Nhiễm rầy nâu trung bình (cấp 5-7); ít nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông (cấp 3); chống đổ khá. Thích hợp gieo cấy vụ ĐX và HT tại các tỉnh DHNTB và Tây Nguyên.

5. Giống VN 124: TGST 113-118 ngày (ĐX) và 95-100 ngày (HT). Năng suất TB 66 tạ/ha, thâm canh 80 tạ/ha. Chất lượng gạo tốt, cơm ngon. Nhiễm nhẹ rầy nâu (cấp 5), nhiễm bệnh đạo ôn trung bình (cấp 7); chống đổ khá, chịu hạn. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

6. Giống VN121: TGST 107 ngày (ĐX) và 96 ngày (HT). Năng suất TB 68 tạ/ha, thâm canh 80 tạ/ha. Nhiễm rầy nâu trung bình (cấp 5-7); ít nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 5); chống đổ trung bình. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

7. Giống ĐB6: TGST 105-110 ngày (ĐX) và 95-97 ngày (HT). Năng suất TB 60 tạ/ha, thâm canh đạt 75 tạ/ha. Nhiễm rầy nâu (cấp 5-7), nhiễm bệnh đạo ôn trung bình (cấp 5-7); cứng cây chống đổ khá. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

8. Giống TBR1: TGST 110-115 ngày (ĐX) và 95-100 ngày (HT). Năng suất TB 65 tạ/ha, thâm canh đạt 80 tạ/ha. Nhiễm rầy nâu TB (cấp 5-7); ít nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 5); cứng cây chống đổ khá. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

9. Giống P13 (lúa chất lượng): TGST 125 ngày (ĐX) và 105 ngày (HT). Cây cao trung bình 91,2 cm; đẻ nhánh khá. Năng suất trung bình 68 tạ/ha, thâm canh 72 tạ/ha. Phẩm chất khá, hạt thon dài, cơm ngon, có mùi thơm nhẹ. Nhiễm rầy nâu trung bình (cấp 5-7), ít nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 5); cứng cây chống đổ khá. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

10. Giống BM207 (lúa chất lượng): TGST 125 ngày (ĐX) và 114 ngày (HT). Năng suất TB 64 tạ/ha, thâm canh đạt 75 tạ/ha. Chất lượng gạo tốt, cơm ngon, có mùi thơm. Nhiễm rầy nâu trung bình (cấp 5-7); nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông TB (cấp 5-7); chống đổ khá. Thích hợp vụ ĐX và HT ở DHNTB.

11. Giống BC15 (dài ngày): TGST 133 ngày (ĐX) và 115 ngày (HT). Cây cao trung bình 87,3 cm; đẻ nhánh khá; có bình quân 138 hạt chắc/bông; P.1000 hạt 24-25 gam. Năng suất trung bình 65 tạ/ha, thâm canh 75 tạ/ha. Phẩm chất trung bình, hạt dài trung bình. Nhiễm rầy nâu trung bình (cấp 5-7), nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông trung bình (cấp 7). Cứng cây chống đổ khá. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB.

12. Giống DT38 (dài ngày): TGST 133 ngày (ĐX) và 116 ngày (HT). Năng suất trung bình 69 tạ/ha, thâm canh đạt 75 tạ/ha. Ít nhiễm rầy nâu (cấp 0); ít nhiễm bệnh đạo ôn (cấp 3); chống đổ khá. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

13. Giống lúa lai Nhị ưu 725: TGST 115-120 ngày (ĐX); 105-112 ngày (HT). Năng suất trung bình 73 tạ/ha, thâm canh cao đạt 85 tạ/ha. Phẩm chất gạo khá, cơm ngon khá. Nhiễm rầy trung bình, ít nhiễm bệnh đạo ôn; chống đổ tốt, chịu lạnh khá. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

14. Giống lúa lai Nghi Hương 2308: TGST 118-125 ngày (ĐX) và 105-110 ngày (HT). Năng suất trung bình 71 tạ/ha, thâm canh 80 tạ/ha. Phẩm chất gạo tốt, cơm ngon. Nhiễm rầy nâu TB, ít nhiễm bệnh đạo ôn; cứng cây chống đổ khá, chịu lạnh khá. Thích hợp gieo sạ vụ ĐX và HT tại Duyên hải Nam Trung bộ.

15. Giống lúa lai B-TE1: TGST 120-130 ngày (ĐX) và 100-110 ngày (HT). Năng suất trung bình 72 tạ/ha, thâm canh cao 80 tạ/ha. Phẩm chất gạo tốt, cơm ngon. Nhiễm rầy trung bình, ít nhiễm bệnh đạo ôn; chống đổ tốt, chịu hạn khá. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

16. Giống lúa lai PHB71: TGST 116-120 ngày (ĐX) và 100-113 ngày (HT). Năng suất trung bình 66 tạ/ha, thâm canh 83 tạ/ha; chất lượng gạo khá, cơm ngon. Ít nhiễm rầy nâu (cấp 3), ít nhiễm bệnh đạo ôn; cứng cây chống đổ khá. Thích hợp vụ ĐX và HT tại DHNTB và Tây Nguyên.

17. Giống lúa lai D.ưu 725: TGST 115-119 ngày (ĐX); 105-112 ngày (HT). Năng suất TB 64 tạ/ha, thâm canh 75 tạ/ha. Phẩm chất gạo khá, cơm ngon khá. Nhiễm rầy trung bình, ít nhiễm bệnh đạo ôn; cứng cây chống đổ tốt, chịu lạnh khá. Thích hợp gieo sạ vụ ĐX và HT tại DHNTB.

18. Giống lúa lai H94017: TGST 125-130 ngày (ĐX); 105-110 ngày (HT). Năng suất TB 78 tạ/ha, thâm canh cao đạt 85 tạ/ha. Phẩm chất gạo khá, cơm ngon khá. Nhiễm rầy trung bình, ít nhiễm bệnh đạo ôn; cứng cây chống đổ tốt, chịu hạn khá. Thích hợp gieo sạ vụ ĐX và HT tại DHNTB.

19. Giống lúa lai BIO404: TGST 115-120 ngày (ĐX); 105-100 ngày (HT). Năng suất trung bình 69 tạ/ha, thâm canh cao đạt 80 tạ/ha. Phẩm chất gạo khá, cơm ngon. Nhiễm rầy trung bình, ít nhiễm bệnh đạo ôn; cứng cây chống đổ khá, chịu hạn khá. Thích hợp gieo sạ vụ ĐX và HT tại DHNTB.

20. Quốc Hương ưu số 5: TGST 115-120 ngày (ĐX); 100-105 ngày (HT). Năng suất TB 78 tạ/ha, thâm canh 80 tạ/ha. Phẩm chất gạo tốt, cơm ngon. Nhiễm rầy trung bình, ít nhiễm bệnh đạo ôn; cứng cây chống đổ tốt, chịu lạnh khá. Thích hợp gieo sạ vụ ĐX và HT tại DHNTB.


(Nguồn: Báo Nông Nghiệp - http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/45/45/45/23359/Default.aspx)

KHÔI PHỤC ĐỒNG LÚA DO TÔM SÚ LẤN

Xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, Bến Tre cách nay 6 năm đã bị một “cơn lốc” nuôi tôm sú tràn về càn quét đi cả một cánh đồng lúa mùa truyền thống. Tưởng chừng đời sống người dân nghèo nơi đây khá lên theo con tôm sú nhưng không ngờ ngược lại còn thảm bại hơn.

Những ngày qua mặc dù giá lúa ở ĐBSCL xuống khá thấp nhưng nhiều nông dân ở xã Thạnh Phước làm lúa mùa chất lượng vẫn bán được giá khá cao. Anh Nguyễn Văn Dũng ở ấp 5, xã Thạnh Phước cho biết: Lúa ở vùng này hiện nay giá đang ở mức 150.000 đồng/giạ. Tôi làm 5 công rưỡi lúa thu hoạch được hơn 100 giạ, nếu so với nuôi tôm sú trước đây thì làm lúa có lời và ăn chắc hơn nhiều.

Anh Phan Văn Bình cũng ở đấy, cho biết thêm: Năm 2001 nông dân vùng này bắt đầu tập tành nuôi tôm sú theo phong trào nhưng liên tiếp gặp thất bại. Sau 1-2 vụ nuôi nhiều hộ phải cầm bằng khoán đỏ cho ngân hàng. Thậm chí, có hộ còn rao bán luôn đất nuôi tôm với giá “bèo” chỉ 5-7 triệu đồng/công. Ngành chức năng cũng nhận thấy phong trào độc canh nuôi tôm ở đây không “ăn” nên năm 2007 đã quyết tâm đưa mô hình trồng lúa mùa xen tôm về triển khai.

Anh Bình là người tiên phong làm thử nghiệm mô hình xen canh lúa + tôm trên diện tích 7.000 m2 mặt đất ao tôm nuôi công nghiệp cho biết: “Tôi là người tiên phong làm theo mô hình lúa + tôm của ngành nông nghiệp triển khai. Lúc đầu cũng dè chừng nhưng sau 4 tháng đã thu về được hơn 100 giạ, thấy vậy nhiều bà con làm theo. Vụ lúa này tôi đã gieo sạ lúa được hơn 2 tháng rồi và hiện nay trông trà lúa rất tốt”.

Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch Hội nông dân xã Thạnh Phước cho biết: Xã Thạnh Phước quyết tâm vực dậy kinh tế ở cánh đồng Bé 360 ha để làm theo mô hình lúa + tôm. Đây là vùng lúa mùa truyền thống đã bị con tôm sú lấn sân cách nay 6 năm.

Ông Nguyễn Văn Rê, Bí thư xã Thạnh Phước khẳng định: Tết này người dân xã Thạnh Phước chắc chắn sẽ phấn khởi hơn bởi hiện nay nhìn trà lúa trồng trong vuông tôm đang phát triển rất tốt, cứ đà này năng suất ước đạt khoảng 3,5-4 tấn/ha. Đáng mừng hơn nữa là sau nhiều năm bỏ lúa nuôi tôm đến nay một số hộ vẫn giữ lại được các giống lúa mùa truyền thống như: Nàng Quốc, Trắng Hòa Bình, Đất Đỏ. Đây là những giống đặc sản, hạt căng, rất ngon cơm. Mục tiêu của xã là quyết tâm khôi phục lại vùng lúa mùa truyền thống với khoảng 600 ha. Xã cũng đã phối hợp với Ngân hàng NN-PTNT huyện Bình Đại hỗ trợ người dân vay vốn.

(Nguồn: THANH PHONG, Báo Nông Nghiệp - http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/2/2/23424/Default.aspx)

16/12/08

Điểm tin CÂY LÚA


TINKHOAHOC Điểm tin CÂY LÚA của Sở Khoa học Công nghệ Vĩnh Long có những tin chính: Hiện tượng lúa bị đổ ngã và cách khắc phục; Một công cụ mới diệt trừ rầy nâu hữu hiệu; TP 5 - Giống lúa thơm, năng suất cao; Trang web dành cho cây lúa Việt Nam; Viện Lúa ĐBSCL bình chọn được 9 giống lúa triển vọng; Cách rút ngắn thời gian sinh trưởng lúa mùa; Giống lúa chống cỏ; Ứng dụng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE cải thiện và nâng cao phẩm chất các giống lúa; Hạt giống cho những cánh đồng chất lượng cao; Khử trùng hạt giống lúa (xem chi tiết)

Hiện tượng lúa bị đổ ngã và cách khắc phục
Hiện tượng lúa bị đổ ngã có nhiều nguyên nhân như: do thời tiết, gặp mưa to, gió lớn, do thế đất trũng nước ngập sâu, lúa thường vóng cao, thân mềm yếu, dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công; do bón^ phân không cân đối, thường gặp trên ruộng nghèo lân, kali và canxi hoặc đất có hàm lượng mùn cao, nếu bón đạm quá nhiều so với lân và nhất là kali lúa bị đổ; do giống lúa yếu cây, chịu phân kém hoặc sạ quá dày; do bị nhiễm bệnh những ruộng thừa đạm, sạ dày hoặc ngập nước liên tục, khi thời tiết ẩm ướt...

Một công cụ mới diệt trừ rầy nâu hữu hiệu
Rầy nâu (RN) là mối đe dọa thường trực đối với ngành sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL, một vùng trồng lúa quan trọng của cả nước. Một trong những đặc điểm sinh học cơ bản của RN là chúng sống dưới gốc lúa và chích hút nhựa ở bẹ lá lúa, nên với những loại bình bơm phổ biến hiện nay rất khó có thể phun xịt đến tận gốc để diệt rầy.

TP 5 - Giống lúa thơm, năng suất cao
Giống lúa mới TP5 lai từ giống lúa Jasmine và giống lúa cao sản nhập nội (Úc), do Bộ môn di truyền giống nông nghiệp, khoa Nông nghiệp và công nghệ sinh học ứng dụng, trường ĐH Cần Thơ lai tạo thành công.

Trang web dành cho cây lúa Việt Nam
Sáng 5-8, tại Hà Nội, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã chính thức khai trương trang Web Ngân hàng Kiến thức trồng lúa Việt Nam, địa chỉ truy cập: www.caylua.vn.

Bình chọn được 9 giống lúa triển vọng
Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long đã tổ chức đánh giá 112 giống lúa trồng khảo nghiệm của Viện và đề xuất 9 giống lúa triển vọng, kháng sâu bệnh và có phẩm chất tốt, gồm các giống: OM6073, OM5199, OM5451, OM6072, OM5464, OM5472, OM5453, OM4088, OM2474. Các giống lúa này đã được hơn 150 cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp nhất trí bình chọn là giống triển vọng để đưa vào sản xuất trong vụ tới.

Cách rút ngắn thời gian sinh trưởng lúa mùa
Năm nay do điều kiện đặc biệt của thời tiết khí hậu nên vụ mùa sớm ở các tỉnh phía Bắc nước ta sẽ phải tiến hành gieo cấy khẩn trương và muộn hơn so với cùng kỳ năm ngoái 5 - 10 ngày^, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ gieo trồng các cây vụ đông. Xin giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa mùa để khắc phục hiện tượng bất lợi này.

Giống lúa chống cỏ
Giống lúa này vừa được PGS- TS Dương Văn Chín, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ) và nhóm cộng sự nghiên cứu thành công.

Ứng dụng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE cải thiện và nâng cao phẩm chất các giống lúa
Điện di protein SDS-PAGE (Sodium Dodecyl Sulfate PolyAcrylamide) là kỹ thuật phổ biến trong lĩnh vực công nghệ sinh học, có thể ứng dụng trên thực vật, động vật, vi sinh vật. Trong chọn tạo giống lúa, kỹ thuật này giúp phát hiện nhanh những tính chất nổi bật như mùi thơm, protein, amylose... để các nhà khoa học chọn lọc được những dòng, giống có phẩm chất tốt. Một số giống lúa đặc sản được cải thiện phẩm chất thành công và nhiều giống lúa triển vọng ra đời bằng kỹ thuật này.

Hạt giống cho những cánh đồng chất lượng cao
Thời gian qua, Viện Lúa ĐBSCL không ngừng nghiên cứu, tạo ra các giống lúa có chất lượng và năng suất cao, chống chịu được các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh và các sâu bệnh hại chính. Nhiều công trình nghiên cứu của Viện được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá cao về ý nghĩa khoa học cũng như khả năng ứng dụng cao vào thực tiễn.Từ những nghiên cứu cơ bản...

Khử trùng hạt giống lúa
Khử trùng hạt giống đề phòng bệnh lúa von, bệnh khô vằn làm thối mộng mạ.... Lây truyền từ vỏ hạt giống sang cây mạ.

10/12/08

Quảng Tây xây dựng cơ sở lớn bio-ethanol

TINKHOAHOC. Theo Gasgoo.com, Thượng Hải, ngày 8 tháng 12 năm 2008 được đăng lại bởi Cropsforbiofuel ngày 11 tháng 12 năm 2008: Trung Quốc đang xây dựng các cơ sở sản xuất nhiên liệu sinh học bio-ethanol lớn nhất tại tỉnh Quảng Tây để pha trộn hoặc thay thế xăng, dầu diesel cho xe hơi. Báo Thượng Hải dựa trên báo "Jiefang hàng ngày cuối tuần" và báo "Automakers toàn cầu" đã cho thấy triển vọng đầy hứa hẹn của các thế hệ mới bio-ethanol phát triển mạnh tại Trung Quốc.

Trong tháng Tư, Trung Quốc đã thành công trong việc thay thế và pha trộn bio-ethanol với xăng và dầu diesel ở tỉnh Quảng Tây. Các trạm xăng ở 14 thành phố của Quảng Tây đã bắt đầu bán bio-ethanol. Một số địa phương sản xuất ethanol nhiên liệu cũng được pha trộn tỷ lệ 10% với động cơ xăng bình thường. Cơ sở sản xuất cồn sinh học tại thành phố Beihai của tỉnh Quảng Tây hiện đã có thể sản xuất 200.000 tấn ethanol mỗi năm từ 1,5 triệu tấn sắn lát.

Quảng Tây là tỉnh đầu tiên của Trung Quốc đã sử dụng các sản phẩm sắn để thay cho lúa mì để sản xuất ethanol. Sản lượng sắn của tỉnh này chiếm hơn 60% trong tổng số sản lượng 7,8 triệu tấn sắn mỗi năm của Trung Quốc. Năm ngoái Trung Quốc cấm sử dụng hạt cho sản xuất ethanol để đảm bảo an ninh lương thực. Hiện tại, khoảng mười tỉnh của Trung Quốc đang sử dụng ethanol làm nhiên liệu với lượng bán hàng dự kiến sẽ đạt 30 triệu tấn vào năm 2010 chiếm phân nửa trong tổng nguồn cung cấp xăng.

Trong số hơn 40 dự án thí điểm sản xuất cồn sinh học bio ethanol trên toàn thế giới thì đã có hai dự án ở Trung Quốc. Nhiên liệu sinh học bio ethanol sẽ giúp Trung Quốc, nước lớn thứ hai trên thế giới về thị trường ô tô, có thể khắc phục được sự thiếu hụt xăng dầu và sẽ cắt giảm được khoảng 30% lượng khí carbon monoxide và 10% lượng khí thải carbon dioxide.

(Hoàng Kim lược dịch)

8/12/08

GS.TS. Bùi Chí Bửu được trao tặng giải thưởng Senadhira.



TINKHOAHOC. GSTS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, nguyên Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long vừa được nhận giải thưởng Senadhira tại Hội nghị Nước và Lương thực được tổ chức tại Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế, ngày 03 tháng 12 năm 2008. Đây là giải thưởng ghi nhận công lao đóng góp nổi bật của ông vào việc nghiên cứu chọn tạo và phát triển nhiều giống lúa phổ biến cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam. (Xem chi tiết ở IRRI Latest Press Release )

IRRI, 3 December 2008

Vietnamese agricultural leader awarded prestigious rice research honor

Los Baños, Philippines - A veteran Vietnamese plant breeder has won the Senadhira Rice Research Award for 2008 for his outstanding contributions to the development of many popular rice varieties in Vietnam.

Bui Chi Buu, director general of the Institute of Agricultural Science for Southern Vietnam, based in Ho Chi Minh City, has enjoyed a long and distinguished career in rice breeding during which he has emphasized grain-quality improvement, salt tolerance, and resistance to pests and diseases such as blast fungus, bacterial blight, and brown planthopper.

Dr. Buu, also a former director of the Cuu Long [Mekong] Delta Rice Research Institute, received the award today at a meeting on the Challenge Program for Water and Food, held at International Rice Research Institute (IRRI) headquarters in Los Baños, Philippines.

His efforts have led to the certification of many popular rice varieties now being grown by farmers throughout the Mekong Delta, the most productive rice region in Vietnam and the area most responsible for the country's status as the world's second-largest rice exporter.

David Mackill, IRRI senior plant breeder and chair of the award selection committee, noted that Dr. Buu's career has spanned an extraordinary period for Vietnam.

"Dr. Buu has seen the country grow from one of the world's largest rice importers in the 1970s to one of the largest exporters now," said Dr. Mackill. "There is no doubt that his work has played a large part in Vietnam's rice success."

Dr. Buu also has an impressive body of work in the conservation of germplasm (seeds and the genetic material they contain), with an emphasis on wild rice species. He has fostered many Vietnamese rice research scholars and has an extraordinary publication record that includes papers and books on such topics as the application of biotechnology, quantitative genetics, crop breeding, bioinformatics, and the aromatic rice of Vietnam. Internationally, Dr. Buu has been a regional secretary of the Society for the Advancement of Breeding Research in Asia and Oceania for 10 years, a contributor to the Rockefeller Foundation's Rice Biotechnology Program, and a collaborator in Ohio State University's Gene Flow Project.

The award is named after Dharmawansa Senadhira, one of IRRI's most successful rice breeders, who died tragically in a traffic accident in Bangladesh in 1998.

Những giống lúa chất lượng cho ĐBSCL

TINKHOAHOC. Theo PGS.TS. Dương Văn Chín, Phó Viện Trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, những giống lúa khuyến cáo cho vụ Đông Xuân là: VNĐ 95-20, IR 64, OMCS 2000, OM 2517, Jasmine 85, OM 3536, OM 5930, MTL 384, OM 4498, AS 996, OM 2395, TNĐB 100, Nếp, VĐ 20, OM 2514, OM 4900, MTL 392, OM 2717, OM 4495, BTE-1, OM 4088, OM 6073, OM 6162. Một số giống khác cũng có tên trong danh sách khuyến cáo nhưng với số lần lặp lại giữa các tiểu vùng sinh thái ít hơn là OM 4668, OM 6035, OM 5625, HĐ1, OM 5239, OM 3242, OM 2718, MTL 530, MTL 499, OM 5936, OM 6035, MTL 547, OM 6561, OM 5199, ST5. Năm 2008, có 6 giống lúa chất lượng cao được các doanh nghiệp XK gạo chấp nhận là: OMCS 2000, OM 3536, OM 2527, OM 2717, VNĐ 95-20, IR 64. Qua thống kê từ 56 thí nghiệm và 27 cuộc đánh giá giống trong hai vụ ĐX 2006-2007 và 2007-2008 tại 10 tỉnh thành vùng đông và tây Nam bộ cho thấy ba giống đạt được thành tích cao nhất là OM 4900, OM 6073 và OM 6162. Những giống có khả năng chống chịu rầy nâu tốt là OM 4900, OM 6073, OM 6162, OM 5930, OM 5240, OM 5636, OM 5629, HG2, OM 6600, OM 6055, OM 4498, AG1, OM 6072, OMCS 2009, OM 6840.

Công nghệ cao nhân giống lúa

TINKHOAHOC. Trung tâm Hạt nhân TP Hồ Chí Minh (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) vừa nhân thành công giống lúa thơm đột biến Basmati bằng phương pháp chiếu xạ. Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu phát triển các dòng thuần lúa thơm đột biến” do PGS-TS Lê Xuân Thám làm chủ nhiệm.

Giống lúa thơm đột biến Basmati là loại giống rất thích hợp với các loại đất bị nhiễm phèn, mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cho năng suất cao gấp 2 đến 2,5 lần so với giống lúa gốc. Thành công này đã mở ra triển vọng cho việc nhân rộng trên vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo các nhà nghiên cứu, giống lúa đột biến Basmati có ba ưu điểm chính: Rút ngắn thời gian canh tác, cho gạo có mùi thơm đặc trưng, chất lượng tốt (hàm lượng chất tạo tinh bột chiếm 19-21%. Giống lúa này lại dễ canh tác, thời gian sinh trưởng ngắn chỉ vào khoảng 90 ngày nên có thể thâm canh ba vụ hoặc hai vụ lúa, một vụ màu...

Năm 2002, giống lúa thơm đột biến Basmati bắt đầu được Trung tâm Hạt nhân TP Hồ Chí Minh triển khai từ giống lúa gốc Basmati của Pa-ki-xtan, một loại lúa nổi tiếng trên thị trường quốc tế. Theo PGS.TS. Lê Xuân Thám, loại giống Basmati mà Trung tâm Hạt nhân TP Hồ Chí Minh nhận được chỉ là giống Basmati địa phương của Pa-ki-xtan và Ấn Độ có năng suất 2-3 tấn/ha, thường chỉ gieo một vụ/ năm, cây cao khoảng 1,5-1,6m và thời gian sinh trưởng là từ 140 - 150 ngày/vụ.

Sau khi kết hợp xử lý phóng xạ, Trung tâm kết hợp với Trung tâm Khuyến nông - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tỉnh Sóc Trăng) chọn lọc qua các thế hệ và hiện nay đã đạt được dòng thuần chủng - đến thế hệ M8 (8 vụ). Qua trồng thử nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy dòng lúa thơm này không những phát triển tốt trên đất nhiễm phèn, nhiễm mặn mà còn cho năng suất cao, gấp 2 đến 2,5 lần so với giống lúa gốc. Thời gian sinh trưởng của giống lúa ngắn chỉ còn 90 ngày, do đó có thể thâm canh ba vụ trên cùng đơn vị diện tích. PGS. TS Lê Xuân Thám cho biết thêm: “Đặc điểm của giống lúa đột biến Basmati này rất thích hợp với các loại đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, đặc tính chống các loại sâu bệnh tương đối tốt và nổi trội hơn so với nhiều giống lúa thơm nhập khẩu khác”. (Tin của Viện Lúa theo Nhân dân, Số 44 (103), 2/11/2008).

Giải mã trình tự chất lượng cao nhằm xác định những phân tử kết gắn

TINKHOAHOC. Mã hóa phân tử DNA tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và thanh lọc những thư viện phân tử hóa học lớn. Ở đây, Luca Mannocci và ctv. thuộc Viện Nghiên cứu dược phẩm Wissenschaften, Thụy Sĩ đã mô tả một chiến lược nghiên cứu từng bước phối hợp mật mã các đoạn phân tử DNA với những phân tử hữu cơ mới sinh thông qua hàng loạt các phản ứng riêng cũng như việc thực hiện bước đầu phương pháp đọc trình tự chất lượng cao trong sự kiện xác định và định lượng các thành viên có trong thư viện. Phương pháp này đã được minh chứng trong cấu trúc của thư viện hóa chất được mã hóa bởi DNA, bao gồm 4000 hợp chất và trong sự kiện khám phá những phân tử binders của streptavidin, matrix metalloproteinase 3, và polyclonal human IgG. Xem tạp chí PNAS

(Nguồn: Viện Lúa ĐBSCL)

Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam từ ngày 03-09/12/2008

Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam 2008 sẽ diễn ra từ ngày 4-10.12 tại Trung tâm Hội chợ quốc tế Cần Thơ, TP.Cần Thơ, với chủ đề "Nâng cao năng lực cạnh tranh thương hiệu sản phẩm nông nghiệp VN hội nhập kinh tế quốc tế". Hội chợ sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp, đơn vị thuộc nhiều nhóm ngành: Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... quảng bá sản phẩm, thúc đẩy hợp tác đầu tư, xúc tiến thương mại...

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!