Lưu trữ Blog

31/3/08

Du học sinh kinh doanh: Từ ý tưởng đến khởi nghiệp



TINKHOAHOC. Ngọc Hiệp và Phúc Ngọc là hai sinh viên du học ở Úc. Họ đã cùng nhau thành lập ra trang web goinghomesale.com. Trang này hiện là địa chỉ quen thuộc và tin cậy của hơn 40.651 sinh viên quốc tế ở Melbourne để trao đổi đồ dùng, sách cũ và chia sẻ những thông tin liên quan trực tiếp tới đời sống sinh viên như thuê nhà, thay đổi về luật di trú, v.v... Xem http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc

Hai ông chủ trẻ của Yahoo: Từ sở thích tới ý tưởng kinh doanh



TINKHOAHOC. Hai chàng trai Jerry Yang và Davit Filo nảy ra ý tưởng thiết kế một công cụ tìm kiếm các thông tin theo một tiêu chí, khái niệm trên Internet một cách nhanh nhất, tiện lợi nhất. Từ chiếc máy tìm kiếm địa chỉ tổ chức môn vật Sumo họ đã phát triển ý tưởng của mình thành một chương trình tìm kiếm địa chỉ trên mạng với tên gọi: “ Jerry and David Guide to the World Wide Web ” và họ đã trở thành hai ông chủ trẻ của Yahoo. Xem: http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_tinkhoahoc

29/3/08

Origin Agritech cập nhật cây bắp biến đổi gen

TINKHOAHOC. Tổ chức “Origin Agritech Limited” đã cập nhật hệ thống GM phục vụ cho sản phẩm cây bắp biến đổi gen thế hệ mới ở Trung Quốc. Chúng bao gồm: (1) Bắp có phytase, hi vọng là giống bắp chuyển gen đầu tiên ở Trung Quốc được chấp thuận cuối cùng (Phase 5); phytase hiện được xem như giải pháp bổ sung để phát triển chăn nuôi; hạn chế được lượng phosphorous trong phân gia súc; (2) Bắp kháng thuốc cỏ Glyphosate là giai đọan trung gian (second phase), cho đến nay, cây trồng biến đổi gen kháng thuốc cỏ đã được phát triển khá phổ biến trên thế giới; (3) Bắp có gen Bt cũng thuộc về second phase; (4) Bắp chuyển gen có hiệu quả với nitrogen cao, chống chịu khô hạn, đang trong giai đọan thử nghiệm ở phòng thí nghiệm (Phase 1). Xem chi tiết http://www.originagritech.com/

Ghi nhận tình trạng cây biến đổi gen ở Châu Âu
Đến tháng Ba, năm 2008, Châu Âu đã cho phép trồng cây biến đổi gen như sau:
• Bắp kháng thuốc cỏ GA21 (Syngenta), khảo nghiệm đồng ruộng tại Đan Mạch
• Bắp lai MON 89034 × MON 88017 khảo nghiệm trên ruộng tại Romania
• Bắp NK603 khảo nghiệm trên ruộng tại Romania
• Củ cải đường H7-1 kháng thuốc cỏ glyphosate, khảo nghiệm trên ruộng tại tây ban Nha
• Bắp Bt trái to có gen kháng sâu đục thân và sâu đục rễ tại Đức
Xem chi tiết http://gmoinfo.jrc.it/gmp_browse.aspx

(Bùi Chí Bửu)

28/3/08

Khai thác các cây năng lượng sinh học chịu hạn

TINKHOAHOC. Nước là yếu tố giới hạn nhất trong sản xuất nông nghiệp, làm giảm khoảng 70% tiềm năng năng suất cây trồng trên phạm vi toàn cầu (Boyer J. S. 1982). Nông nghiệp là lĩnh vực dùng nhiều nước nhất trên thế giới. Tại những vùng khô hạn của nhiều nước đang phát triển, nhu cầu nước cho nông nghiệp có thể chiếm đến 90% lượng nước cần (ISAAA,Pocket No.32, 2008). Quỷ quốc tế phát triển nông nghiệp (IFAD) và Viên nghiên cứu cây trồng quốc tế vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) đang triển khai dự án: "Khai thác các cây năng lượng sinh học chịu hạn để tăng cơ hội thu nhập cho những nông hộ sản xuất nhỏ ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ latinh" (Harnessing water-use efficient bioenergy crops for enhancing livelihood opportunities of smallholder farmers in Asia, Africa and Latin America). Sắn, cao lương ngọt và cỏ Jatropha, Pongamia, etc là những cây trồng được quan tâm. Xem chi tiết tại thông tin hội thảo quốc tế ngày 1-2 /5/2008 ở ICRISAT và ISAAA, Pocket No.32, 2008: http://www.isaaa.org/kc/inforesources/publications/pocketk/default.html#Pocket_K_No._32.htm.

PK 32: Biotech và cây chịu hạn

TINKHOAHOC. "Biotechnology for the development of drought tolerant crops" là chủ đề mới nhất trong Pocket K 32. Pocket Ks là những Pockets chuyên đề kiến thức về sản phẩm công nghệ sinh học. Chúng được sản xuất bởi tổ chức Global Knowledge Center on Crop Biotechnology of the International Service for the Acquisition of Agri-biotech Applications. Hai mươi ba nội dung khác cũng được cung cấp on line http://www.isaaa.org/kc/inforesources/publications/pocketk/default.html#Pocket_K_No._32.htm

27/3/08

Bắp biến đổi gen không ảnh hưởng đến bọ rùa

TINKHOAHOC. Một trong những vấn đề của cây trồng biến đổi gen được quan tâm nhiều, đó là chúng có ảnh hưởng đến sinh vật giáp xác (arthropodes) thiên địch của côn trùng gây hại. Nhóm khoa học gia người Tây Ban Nha đã điều tra ảnh hưởng của độc tố Bt Cry1Ab từ giống bắp chuyển gen MON810 và Bt176 đến tập tính sinh học của con bọ rùa (ladybird: Stethorus punctillum). Bọ rùa có vai trò quan trọng như một thiên địch đối với nhóm nhện phá hại cây trồng. Mặc dù độc tố Cry1AB đã được phát hiện trong quần thể bọ rùa, nhưng các nhà khoa học đã không tìm thấy MON810 cũng như Bt176 có ảnh hưởng nào trên sự thích nghi của S. punctillum. Sự khác biệt không có ý nghĩa về phát triển ấu trùng bọ rùa trên cả hai cây bắp bình thường và bắp chuyển gen. Thí nghiệm về tập tính ăn của bọ rùa cho thấy, bọ rùa có thể xử lý Cry1Ab prototoxin, chúng không có những receptors ở ruột non đối với toxins họat động để gắn chúng vào. Sự kiện gắn với receptors tại tế bào ruột non là tiền đề cho độc tính của protein Cry. Xem tạp chí Transgenic Research hoặc http://www.springerlink.com/content/a7wv68173353627g/fulltext.pdf

(Bùi Chí Bửu)

23/3/08

Lúa biến đổi gen có tính chất kết thúc chọn lọc

TINKHOAHOC. Các nhà khoa học thuộc ĐH Zhejiang, Trung Quốc đã phát triển một phương pháp tạo nên những giống lúa biến đổi gen có tính chất kết thúc chọn lọc (selective terminable transgenic rice varieties). Những dòng lúa như vậy thể hiện các gen đánh dấu bằng phân tử RNAi, dạng cassette; làm cho nó trở nên nhạy cảm với bentazon, một chất diệt cỏ khá phổ biến. Các thí nghiệm ngòai đồng cho thấy các dòng transgenic có thể bị tiêu diệt có tính chất chọn lọc 100% khi phun xịt chúng bằng bentazon ở liều lượng thông thường trong qui trình diệt cỏ cho lúa. Chúng chống chịu tốt với glyphosate so với cây lúa bình thường. Những dòng transgenic này không khác biệt gì với giống lúa thường về sinh trưởng, phát triển và năng suất. Xem bài viết trong tạp chí PlosOne hoặc http://www.plosone.org/article/fetchArticle.action?articleURI=info:doi/10.1371/journal.pone.0001818

(Đăng theo bản do GS. Bùi Chí Bửu vừa gửi)

Website mới về cây Chuối

 
TINKHOAHOC. Mời bạn hãy truy cập vào http://www.promusa.org để xem thông tin trên mạng về những kết quả chọn tạo giống chuối. Website này được duy trì bởi Bioversity và trở thành một co-project với International Society for Horticultural Sciences (ISHS).
Xem thêm tại http://news.bioversityinternational.org/index.php?catid=2&blogid=1

20/3/08

Phát triển công nghệ hàng không Việt Nam

TINKHOAHOC. Nhiều thông tin cập nhật về khoa học công nghệ và kinh tế kỹ thuật mời đọc tại http://niemtin.free.fr/vncongnghehangkhong.htm . Tin nổi bật: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (Hồ Chí Minh) đã được đầu tư nâng cấp cải tạo, mở rộng đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống nhà ga, sân đỗ, đường hạ cất cánh; hiện đang đầu tư hoàn thiện việc xây dựng đồng bộ hệ thống ga mới hiện đại và làm đường mới nối liền hai nhà ga. Cảng hàng không quốc tế Long Thành ( Đồng Nai ) đang được lập dự án quy hoạch xây dựng tổng thể, thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính thức quy hoạch vị trí, quy mô và phân khu chức năng. Theo quy hoạch được duyệt, cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được xây dựng trên khu đất có diện tích 5.000ha thuộc địa phận các xã Long Phước, Bàu Cạn, Long An, Bình Sơn, Suối Trâu và Cẩm Đường thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Những dự án phát triển hạ tầng nông thôn và quy hoạch phát triển nông nghiệp quanh khu vực này cần được tính toán phối kết hợp lý.

16/3/08

Cây ăn qủa

 
Cây ăn qủa
(Nam Bộ gọi là cây ăn trái) là các loại cây trồng hoặc qủa rừng mà trái cây được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc  ăn kèm. So với cây lương thực là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn thì cây ăn qủa là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt nhiều vitamin, nhất là các vitamin A và C rất cần cho cơ thể con người. Tuỳ theo nguồn gốc, xuất xứ và vùng trồng chính mà mà chia ra cây ăn qủa nhiệt đới và cây ăn qủa ôn đới.

Những loại cây ăn qủa chính của thế giới
Những loại cây ăn qủa chính của thế giới xếp theo thứ tự sản lượng là: cam quýt (qủa có múi Citrus spp. gồm: Cây cam ngọt Citrus sinensis (L.) Osb., tên tiếng Anh là sweet orange ; Cây quýt: Citrus reticulata Blco. mandarin, mangdarin orange, tangerine, loosed skin orange; Cây bưởi Citrus grandis (L.) Osb. var. grandis, Citrus maxima Merr. ; Cây chanh tây: Citrus limon (L.) Burm.f., Lemon.; Cây chanh ta: Citrus aurantifolia (Christm. & Panz.) Sw. , Lime , Cây tắc/ hạnh Citrofortunella microcarpa (Bunge) Wijnands = C. mitis Blco, Loài lai có tên: X Citrofortunella mitis J. Ingram & H. E. Moore ; Cây quất Fortunella spp. Fortunella crassifolia Sw. : Meiwa kumquat ; Cây thanh yên: Citrus medica L. subsp. bajoura , Citron ; Cây chanh sác Citrus hystrix DC. Kaffir lime ; Cây cam đắng Citrus aurantium L. dùng làm gốc ghép, nhưng cảnh giác vì nó dễ nhiễm bệnh Tristeza; Cây cam ba lá Poncirus trifoliatus (L.) Raf.: làm gốc ghép; Cây bưởi chùm Citrus paradisi Macf. ), chuối (Musa spp.gồm nhóm chuối ăn qủa tươi và chuối nấu /chuối bột, banana and plantain), nho (Grape), táo (có các nhóm táo tây Malus pumila Mill.= Pyrus malus L. = Malus communis DC. và táo ta: Zizyphus mauritiana Lamk. Indian jujuber, Indian Plum, Indian cherry, Malay jujube ; cần phân biệt với cây mận/roi , Syzygium semarangense (Bl.) Merr. & Perry. Wax apple, Wax jambu, Java apple,), hồng (Diospyros kaki L.f., persimmon, Japanese persimmon, Kaki, oriental persimmon), xoài (Mangiferra indica L. , mango+ guava; phân biệt với thanh trà: Bouea oppositifolia (Roxb.) Adelb, wild mango, Gandaria), đào (Prunus persica (L.) Batsch., peaches), dứa (thơm, khóm, Ananas comosus (L.) Merr. Pineapple), mận Đà Lạt (Prunus salicina Lindl., plums, Chinese plum; Japanese plum ; cần phân biệt với cây mơ / hạnh đào Prunus armeniaca L.; Prunus mume Sieb. Et Zucc., Apricot),   (Pyrus pyrifolia (Burm.f.) Nakai, Asian pear, Nashi pear, Apple pear, Bapple, Papple, Sand pear, Japanese pear, Tawain pear, Bae.), đu đủ (Carica papaya L., papaya, pawpaw), dâu tây (Fragaria vesca L.; Strawberry, woodland strawberry), (Persea americana Mill., avocado, alligator pear), chà là (Phoenix dactylifera L., date palm), dừa (Cocos nucifera L., Coconut.).

Sản lượng một số loại quả trên thế giới (2005)
________________________________
Loại quả                Sản lượng (1000 tấn)
________________________________
Cam quýt (Citrus)        109.813,55
Chuối (Banana)               68.340,74
Nho (Grape)                    66.887,17
Táo tây (Apple)              62.463,09
Hồng (Persimmon)         47.545,74
Chuối bột (Plantain)       33.433,22
Xoài (Mango)                   29.491,43
Lê (Pear)                          19.805,79
Đào (Peaches)                  17.840,51
Dứa (Pineapple)               17.692,31
Mận (Plum)                       9. 284,33
Đu đủ (Papaya)                 6.666,54
Chà là (Dates Palm)          6.265,71
Dâu tay (Strawberry)       3.722,21
Mơ (Apricot)                      3.442,67
Bơ (Avocado)                     3.285,51
CAQ khác                                 *
________________________________
Tổng số                         513.745,54
________________________________
Nguồn FAOSTAT, 2006
Cây ăn qủa tại các nước Asian
Đông Nam Á là một trung tâm quan trọng hàng đầu về sự đa dạng cây ăn quả. Trong số hơn 12.000 loài thực vật của vùng này thì có nhiều loài cho quả ăn được (Phạm Hoàng Hộ, 1993). Theo ước lượng của Roberto E. Coronel (1994) thì có trên 400 loài cây ăn quả đang được trồng tại vùng này, trong đó 90% là cây thân gỗ, 10% là cây thân thảo. Cây ăn quả thân gỗ bản địa khoảng trên 227 loài, còn lại là được di thực từ nơi khác đến và trồng thành công như đu đủ, dứa, ổi, sapôchê, mãng cầu, ...

Những loại cây ăn qủa chính yếu, truyền thống (major fruits) tại các nước Asian và Việt Nam theo tài liệu của Tôn Thất Trình (1995), Vũ Công Hậu (1996, 1990, 1987, 1982), Trần Thế Tục chủ biên (1998, 1995, 1996, 1997, 2000), Trần Thượng Tuấn chủ biên (1994), Nguyễn Văn Kế chủ biên (1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2003, 2005) thì phổ biến là: xoài, chuối, cam quýt bưởi, dứa, điều, dừa.

Những loại cây ăn qủa “đặc sản” (minor fruits) của vùng Đông Nam Á có nhãn (Dimocarpus longan Lour.= Euphoria longana L. Steud., longan), vải (Litchi chinensis Sonn. = Nephelium litchi Cambess, Litchi, Lychee, Lichee), mảng cầu (mãng cầu ta = cây na Annona squamosus L. Sweetsop, Sugar apple; mãng cầu xiêm: Annona muricata L., Soursop, Guayabano), hồng (Diospyros kaki L.f., Japanese persimmon, Kaki, oriental persimmon), sầu riêng (Durio zibethinus Murr, durian), dưa hấu (Citrullus vulgaris Schrad. = Citrillus lanatus (Thunb.) Mats. et Nak.) chôm chôm (Nephelium lappaceum L. = Euphoria nephelium DC. = Dimocarpus crinita Lour.Rambutan), đu đủ, bơ, nho, mận (roi), mơ, mít (mít ta Artocarpus integrifolia L. = A. heterophyllus Lamk., jackfruit ; mít tố nữ: Artocarpus champeden (Lour.) Spreng. = Artocarpus integer (Thunb.) Merr., champedak, cempedak.), thanh long (Hylocereus undatus (Haw.) Britt. et Rose), măng cụt ( Garcinia mangostana L., Mangosteen), ổi (Psidium guajava L), khế (Averrhoa carambola L., Star fruit, carambola, phân biệt với cây khế Tàu Averrhoa bilimbi L., Bilimbi), Sa kê (Artocarpus communis J.R. & G. Frorst. = A. altilis (Park.) Fosb, Breadfruit), sơ ri (Malpighia glabra L., Barbados cherry, Acerola), vú sữa (Chrysophyllum cainito L., Star apple, Cainito), sung (= cây sung ngọt, Ficus carica L., Fig), dưa lê (Cucumis melo L., Cantaloup), dưa gang tây (Passiflora quadrangularis L., Giant granadilla), hồng quân (Flacourtia cataphracta Roxb.= Fl. Jangomas (Lour.) Raeusch, coffee plum, Indian plum, Manila cherry, Paniala, Puneala plum; phân biệt với bồ quân rừng Flacourtia rukam Zoll. et Moritzi, Rukam, Indian plum, Indian prune.), lê, me (Tamarindus indica L., Tamarind), trám (cây cà na = trám trắng Canarium album L. Raeusch ex DC., chinese olive). Sapôchê hay hồng xiêm (Manilkara achras (Mill.) Fosb. = Achras zapota L. , Sapodilla, Naseberry, Nispero, Sapote).

Một số loài cây ăn qủa hiếm (rare fruits) được trồng rải rác quanh vườn hộ, hay còn ở trạng thái hoang dã hay bán hoang dã tuy cũng quan trọng tại một số khu vực nhưng sản lượng nhỏ, được gộp chung vào mục cây ăn qủa khác trong thống kê của FAO, như: lêkima (lucuma, trứng gà, Pouteria sapota (Jacq.) Moore & Stearn = Lucuma mammosa Geartn. Canistel, yellow sapote.), cóc (Spondias cytherea Sonn. = Spondias dulcis Soland. ex. Park., ambarella, otaheite apple, hog plum, golden apple), bòn bon ( Lansium domesticum Hiern. var. langsat Jack., Langsat), cây xoay (= nhung Dialium cochinchinensis Pierre , velvet tamarind), nhót (Elaeagnus latifolianon L., Hook. f., Bastard oleaster, Autumn olive), dâu gia (Baccaurea ramiflora Lour.= Baccaurea sapida Muell. – Arg., rambai = burmese grape), chùm ruột (Phyllanthus acidus L. Skeels , otaheite gooseberry), chùm ruột núi (Phyllanthus emblica L., Indian gooseberry, emblic myrobalan, Amla), chòi mòi (Antidesma bunius (L.) Spreng, bignay), Dẻ Trùng Khánh (Castanea mollissima Bl. , chinese chestnut) Dẻ Bắc Giang (Castanopsis boisii Hick. & Cam), cây óc chó (= hồ đào Julans regia L., Persean walnut, Eurasian walnut), Cây dâu bàu đen (Morus nigra L., Black mulberry), lạc tiên, hồng bì, dừa nước (Nipa fruticans Wurbm., Nipa palm), salak (Salacca edulis Reinw., Salak palm, Snake fruit, Snake palm, Snake-skinned fruit), chùm bao, chanh dây (Passiflora edulis Sims. var. flavicarpa, Passion fruit, Granadilla), Cây lựu (Punica granatum L. , Pomegranate), sơn trà nhật (Eriobotrya japonica (Thunb.) Lindl., Loquat),

Ngoài các họ kể trên, các nước Đông Nam Á còn nhiều loài thực vật có quả ăn được, ở tình trạng hoang dã, trồng lẻ tẻ hay trồng với các mục đích khác như cây trứng cá (lấy bóng mát), cây me keo (hàng rào), ô môi, mấm (bầu nâu, quách) (Aegle marmelos Correa), chòi mòi (Antidesma bunius Spreng), vv…khó có thể liệt kê hết được. Điều này chứng tỏ sự phong phú về chủng loại quả trong khu vực.

Cách phân nhóm cây ăn qủa (chính, đặc sản, hiếm) chỉ mang tính tương đối vì nó tùy thuộc từng nước. Chẳng hạn sầu riêng là một loại quả nhỏ, nhưng thực ra sản lượng không nhỏ đối với Thái Lan với sản lượng có lúc gần 1 triệu tấn, tương tự như mít đối với Indonesia, vậy ở các nước ấy chúng trở thành cây ăn quả chính. Những loại quả này do tiêu thụ hẹp tại địa phương, ít khi vào thị trường quốc tế nên nhiều người châu Âu chưa hề biết đến thì nó là loại quả hiếm đối với họ. Trong chiến lược phát triển cây ăn quả thường dựa vào quả truyền thống và quả đặc sản. Phát triển quả đặc sản ít bị cạnh tranh hơn. Đó cũng là chiến lược của Thái Lan khi trở thành nước hàng đầu về cây dứa (quả truyền thống), hay Philippines (hàng đầu về cây chuối), đồng thời Thái Lan lại nổi tiếng với các quả đặc sản như bòn bon, nhãn, sầu riêng…

Sự sản xuất quả ở các nước Asean
Bốn nước có diện tích cây ăn quả lớn của vùng Đông Nam Á là: Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

Indonesia: Năm loại qủa chính của Indonesia là chuối, cam, xoài, sầu riêng, măng cụt. Năm 2004, sản lượng các loại qủa chính của nước này đạt 14,34 triệu tấn. Năm 2005, Indonesia đã đạt 5,17 triệu tấn chuối (8% sản lượng chuối toàn cầu), 2,20 triệu tấn cam, 1,41 triệu tấn xoài và 0,56 triệu tấn sầu riêng (Bộ Nông Nghiệp Indonesia 2006).

Thái Lan: Bảy loại qủa chính của Thái là chuối, dứa, xoài, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt. Năm 2005, sản lượng các loại quả chính của Thái đạt 6,70 triệu tấn, xuất khẩu trên 1 triệu tấn thu về trên 800 triệu đô la. Trong đó, chuối có 139 nghìn ha sản lượng 1, 80 triệu tấn (đứng thứ ba ở Đông Nam Á sau Philippines và Indonesia); dứa có 96 nghìn ha sản lượng 2,2 triệu tấn (đứng đầu thế giới); xoài có 316 nghìn ha, sản lượng trên 2,0 triệu tấn (đứng thứ ba trên thế giới sau Ấn độ và Trung Quốc); nhãn có 153 nghìn ha, sản lượng 706 nghìn tấn và xuất khẩu 242 nghìn tấn; sầu riêng có 132 nghìn, sản lượng 640 nghìn tấn (đứng đầu thế giới); chôm chôm có 84 nghìn ha, sản lượng 517 nghìn tấn, xuất khẩu được 67 nghìn tấn; măng cụt có 67 nghìn ha, sản lượng 207 nghìn tấn (đứng đầu thế giới); bưởi có 31 nghìn ha, sản lượng 277 nghìn tấn (Narong Chomchalow, Songpol Somsri và Prempree Na Songkhla, 2007).

Philippines: Ba loại qủa chính của Philippines là chuối, dứa, xoài. Năm 2005, diện tích chuối thu hoạch của nước này là 400 nghìn ha, sản lượng 5,50 triệu tấn (8% sản lượng chuối toàn cầu, đứng thứ tư sau Ấn Độ chiếm 24%, Ecuador chiếm 9% và Brasil 9%). Năm 2006, sản lượng chuối, dứa, xoài của Philippines đạt tương ứng là 6,80 triệu tấn chuối, 1,834 triệu tấn dứa, 918 nghìn tấn xoài . Theo Arthur C. Yap (2007), Philippines đã xuất khẩu quả năm 2006 lên tới 700 triệu đô la Mỹ và đang có dự án cải thiện chất lượng quả nhằm đáp ứng mục tiêu yêu cầu vệ sinh của trái cây xuất khẩu .

Việt nam: Những loại cây ăn qủa có diện tích lớn ở Việt Nam là chuối, cam quýt bưởi, xoài, dứa, sầu riêng, chôm chôm, vải, nhãn, thanh long. Diện tích cây ăn quả của Việt Nam đã tăng từ 346 nghìn ha (1995) đến 767 nghìn ha (2006) đến 775 nghìn ha (2007), sản lượng khoảng 7 triệu tấn. Năm 2007 xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt 300 triệu đô la (Đinh Trung Kiên, 2008). Chuối hiện có diện tích khoảng 100.000 ha với sản lượng 1,2 triệu tấn. Cam quýt có diện tích cam gần 80 nghìn ha với sản lượng 523 nghìn tấn. Xoài có diện tích khoảng 75 nghìn ha, sản lượng 337nghìn tấn. Nhãn đạt được trên 70 nghìn ha với sản lượng 481 nghìn tấn.Dứa hiện có diện tích khoảng 40 nghìn ha với sản lượng ước 400 nghìn tấn. Chôm chôm phát triển ở vùng Nam Bộ với diện tích gần 22 nghìn ha, sản lượng 358 nghìn tấn. Sầu riêng được mở rộng ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với diện tích thu hoạch khoảng 17 nghìn ha, sản lượng 87 nghìn tấn. Thanh long đã mở rộng và trồng khá tập trung tại Bình Thuận, Long An, Tiền Giang với diện tích trên 9 nghìn ha. Ngoài các loại quả nhiệt đới, một số loại quả cận nhiệt đới cũng đã được phát triển ở các tỉnh phía Bắc như vải, hồng, mận, táo, lê.

Những nước khác trong khối Asean như Malaysia Kampuchia, Lào, Brunei và Đông Timor có diện tích trồng cây ăn quả không nhiều. Malaysia là nhà sản xuất cây cọ dầu lớn nhất thế giới. Diện tích cây ăn quả giảm dần do giá nhân công cao và do sự công nghiệp hóa. Ở Kampuchia, các loại quả chính là chuối, xoài, cam, mít, sầu riêng với diện tích ước 36.700 ha, sản lượng khoảng 200 ngàn tấn (CIRAD, 2000). Myanmar có nhiều diện tích cây ăn quả nhưng tình trạng cấm vận kéo dài đã đẩy lùi nền kinh tế nước này và số liệu thống kê rất hạn chế. Lào, Brunei, Đông Timor do diện tích ít nên sản lượng trái cây không nhiều.

Cây ăn qủa trong ngôn ngữ và văn hoá Việt

"Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây" là câu thành ngữ của văn hoá Việt, mạch ngầm của nhiều áng thơ văn hay, những bức danh họa, những bản nhạc và làn điệu dân ca nổi tiếng.

Tài liệu tham khảo chính
* Vũ Công Hậu, 1996. Trồng cây ăn quả ở Việt nam, NXBNN, Thành phố Hồ Chí Minh.
* Vũ Công Hậu, 1990. Kỹ thuật nhân giống cây ăn trái ở miền Nam, NXBNN, Thành phố Hồ Chí Minh.
* Vũ Công Hậu, 1987. Cây ăn trái miền Nam. NXBNN, Thành phố Hồ Chí Minh.
* Tôn Thất Trình, 1995. Tìm hiểu các loại cây ăn trái có triển vọng. NXBNN, Trung tâm Huấn luyện Chuyển giao TBKT Nông nghiệp, Thành phố HCM.
* Trần Thượng Tuấn, Lê Thanh Phong, Dương Minh, Trần Văn Hoà, Nguyễn Bảo Vệ, 1994. Cây ăn trái đồng bằng sông Cửu Long, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường An Giang.
* Trần Thế Tục, 2000. Cây nhãn và kỹ thuật trồng, NXBNN, Hà Nội.
* Trần Thế Tục, 2000, 100 câu hỏi về cây vải, NXBNN, Hà Nội.
* Trần Thế Tục, Cao Anh Long, Phạm Văn Côn, Hoàng Ngọc Thuận, Đoàn Thế Lư 1998. Giáo trình cây ăn quả, Trường ĐHNN1, NXBNN, Hà Nội.
* Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải 1996. Kỹ thuật trồng dứa, NXBNN, Hà Nội.
* Trần Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận 1995. Chiết, ghép cành, tách chồi cây ăn quả, NXBNN, Hà Nội
* Trần Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận. 1992. Nhân giống cây ăn qủa. NXBNN, Hà Nội.
* Trung tâm Quốc gia Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, 1991. Từ điển bách khoa nông nghiệp(145 giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư biên soạn, biên tập) Hà Nội.
* Tổ Từ điển, 1976. Từ điển Sinh học Anh ViệtNhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
* Nguyen Van Ke, Yoshitaka Tanaka, 2003, 2001. The survey of indigenous plant species used as vegetables, fruits, herbs, spices and medicine in some ethnic minorities in South Viietnam. AA- Foundation, Bangkok (No. 1-12 ).
* Nguyễn Văn Kế, 2005, 2001, 2000, 1999, 1997. Cây thanh long. NXBNN, Thành phố Hồ Chí Minh.
* Nguyễn Văn Kế 2001. Cây ăn quả nhiệt đới, quyển 1: Những hiểu biết căn bản về lập vườn, kỹ thuật nhân giống, tạo hình và quản lý dịch hại, NXBNN, Thành phố Hồ Chí Minh.
* Nguyen Van Ke, Yoshitaka Tanaka, Tomoya Akihama 1997. Tropical fruits in Vietnam. AA- Foundation, Bangkok (Japanese).

PGS.TS. Nguyễn Văn Kế
Tuyển chọn từ tập "Cây ăn qủa nhiệt đới" của chính tác giả,  đã được Thành_viên:Dayvahoc
biện tập và post lên Từ điển Bách khoa Mở Wikipedia_Tiếng Việt ngày 15 tháng 3 năm 2008

15/3/08

Giá gạo xuất khẩu tăng cao

TINKHOAHOC. Theo Bộ Thương mại, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện đạt mức 460-465 USD/tấn (5% tấm), 418 USD/tấn (25% tấm), tăng bình quân 40 USD so với đầu tháng 1.2008. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đây là mức tăng giá rất cao trong nhiều năm qua. GS.TS Võ Tòng Xuân (Đại học An Giang) vừa dự hội nghị quốc tế "Thương mại gạo" ở Bali (Indonesia) cho biết: Giá gạo sẽ còn tăng ổn định trong năm 2008 do nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới tăng cao. Dự báo năm nay, 2 nước xuất khẩu gạo lớn ở châu Á là Ấn Độ và Pakistan sẽ giảm lượng xuất; trong khi Trung Quốc, Philippines, Indonesia, các nước châu Phi sẽ phải tăng lượng nhập để đáp ứng tiêu dùng trong nước. Sự thiếu hụt lúa mì, bắp, đậu nành... của thế giới cũng khiến cho nhiều nước quay sang sử dụng và tiêu thụ gạo nhiều hơn.

Do tác động tích cực thị trường gạo thế giới, giá lúa gạo trong nước ngay từ đầu năm 2008 cũng bắt đầu tăng. Nhiều nông dân thu hoạch lúa sớm ở ĐBSCL bán được với giá 3.600 - 4.000 đồng/kg lúa sạch. Đây là mức giá cao nhất trong nhiều năm qua. Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, để giữ được mức giá tốt và có lợi nhất lâu dài cho gạo Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần liên kết, tổ chức các vùng lúa nguyên liệu đủ lớn để có lượng gạo ổn định, thuần chủng, chất lượng đồng đều, phẩm chất tốt để chủ động đáp ứng nhu cầu thị trường. Mặt khác, cần phải tạo dựng một số thương hiệu gạo có uy tín, phẩm chất cao để gia tăng giá trị và tăng sức cạnh tranh hạt gạo Việt Nam.

(Nguồn: Thương hiệu nông sản Việt Nam-Theo TN)

13/3/08

Cảnh báo lạm phát giá lương thực

TINKHOAHOC. Theo BBC News. Trong bài diễn văn đọc tại Brussels, người đứng đầu Chương Trình Lương Thực Thế Giới, Josette Sheeran, đã nói việc giá lương thực tăng cao trên toàn cầu đang khiến cho nhiều người bị lâm vào cảnh thiếu đói. Tường thuật của Alix Kroeger:

Globally, nearly ninety million people rely on aid from the World Food Programme, but the head of the agency, Josette Sheeran, says that aid is costing more and more to deliver.

Fuel and grain prices have gone up by forty per cent in the past year. As a result, the WFP is now five hundred million dollars short of what it needs for this year, while global food reserves are at their lowest level for three decades.

Ms Sheeran blames the rise in food prices on climate change, the growing demand from India and China, and the switch to biofuels which use food crops to produce energy.

Alix Kroeger, BBC News, Brussels.

Nghe toàn bài tại BBC Vietnam Learning English http://www.bbc.co.uk

(Hoàng Long st.)

11/3/08

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn

TINKHOAHOC. Ngô, sắn, lạc, đậu nành là những cây trồng cạn phổ biến ở các tỉnh phía Nam và dự báo thị trường tiêu thụ có nhiều triển vọng trong thời gian tới. Năm 2007, Việt Nam nhập khẩu 585.000 tấn ngô, 1.925 tấn khô dầu đậu nành với tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu lên đến 1,1 tỷ đồng, tăng 52,6% (Phạm Văn Dư, Lê Thanh Tùng, Đào Quang Hưng 2008). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang chỉ đạo sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn thích hợp cho các vùng sinh thái. Định hướng chuyển đổi là chuyển vùng đất sản xuất 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 lúa + 1 màu, cây công nghiệp ngắn ngày hoặc 1 lúa + 2 màu. Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học về giống mới, bón phân khoáng NPK cân đối, bón lót phân chuồng, lân và hữu cơ vi sinh, quản lý dịch hại tổng hợp IPM, phát triển công nghệ sơ chế, bảo quản và chế biến sau thu hoạch, chú ý sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường. Các địa phương lập quy hoạch cho từng vùng theo hướng sản xuất hàng hóa, không gieo trồng tự phát, nhỏ lẻ, chú trọng phát triển các giống mới có triển vọng: giống ngô lai CP 898, DK171, T7, B9698, G49, C919, NK54, CP888, LVN10; giống ngô nếp MX4, MX2, VN2, Wax 44, Bạch Ngọc; giống đậu nành: MTD176, HL203, BC19, DT12; giống lạc L14, LDH01, Lì, Sẻ Gia Lai, HL25; giống sắn KM94, KM140, NA-1. Tài liệu chi tiết xem tại Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp &PTNT 2008. Hội nghị chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn tại các tỉnh vùng Nam Bộ và Tây Nguyên. 218 trang . Thông tin tóm tắt đọc tại Báo Khoa học Phổ thông ngày 7/3/2008, đã được đăng lại tại http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_dhnl

(Hoàng Kim tóm tắt)

Tăng mật độ hợp lý và thu hẹp hàng ngô

TINKHOAHOC. Mật độ và khoảng cách trồng là những vấn đề được nghiên cứu nhiều và sâu nhất trong các biện pháp kỹ thuật canh tác ngô lai. Tại Mỹ, ngô lai hiện được trồng phổ biến ở mật độ 8,0 – 8,5 vạn cây/ha, khoảng cách hàng 40, 50 và 75cm; nhiều diện tích đươc trồng theo hàng kép với hàng hẹp 18-21cm. Tại Việt Nam, ngô lai thường được khuyến cáo trồng ở mật độ 5,5-7,0 vạn cây/ha, khoảng cách 60-70cm x 20-30 cm. Kết qủa mới đây của Viện Nghiên cứu Ngô (Phạm Xuân Hào, 2008) cho thấy: Tất cả các giống ngô lai thí nghiệm đều cho năng suất cao nhất ở mật độ 8 vạn cây/ha với khoảng cách 50x25cm, chỉ riêng giống LVN10 là cho năng suất cao nhất ở mật độ 7 vạn cây/ha với khoảng cách 50x28cm hoặc 40x35cm. Cùng một mật độ trồng nhưng ở khoảng cách hàng hẹp hơn thì cho năng suất cao hơn. Ở mật độ 8 vạn cây/ha, khoảng cách trồng 50cm năng suất ngô hạt vượt 12,9% - 22,0% so với khoảng cách trồng 70cm và vượt 17,8%- 31,8% so với khoảng cách trồng 90cm. Xem tài liệu “Một số giải pháp nâng cao năng suất và hiệu qủa sản xuất ngô ở Việt Nam” của Viện VAAS tại http://www.vaas.org.vn/download/khoahoc/ngo/ngo.pdf

9/3/08

Giống ngô chuyển gen phytase đầu tiên trên thế giới

TINKHOAHOC. “Origin Agritech limited”, một công ty của Trung Quốc sản xuất hạt và giống cây biotec, đã thông báo rằng họ được cấp bằng sáng chế về giống ngô chuyển gen phytase đầu tiên trên thế giới. Cây ngô transgenic này là kết quả của 7 năm nghiên cứu do Viện Hàn Lâm Nông Nghiệp Trung Quốc thực hiện. Phytase được dùng như một nguồn bổ sung trong thực phẩm chăn nuôi để phân giải phytic acid, một dạng tồn trữ của phosphorus. Phytase có thể làm tăng sự hấp thu phosphorus trong động vật nhiều hơn 60%. Xem http://www.originagritech.com/news/news_contents.php?id=35

(Bùi Chí Bửu lược dịch)

Cây ngô trong dược phẩm an toàn và có hiệu quả ở mức độ phân tử

TINKHOAHOC. Ngô là cây trồng đầu tiên được phát triển theo hướng cung cấp dược phẩm ở mức độ phân tử. Mặc dù, người ta đã sử dụng nhiều lòai cây khác cho lá, hoặc mễ cốc, tảo và tế bào nuôi cấy để làm thuốc; nhưng ngô vẫn là cây được chọn lựa để sản xuất diện đại trà các protein tái tổ hợp dùng làm dược phẩm. Xem tài liệu trên tạp chí Plant Sciences. Hạt ngô là cơ quan dự trữ protein tự nhiên, do đó, nó như một con tàu lý tưởng tích tụ ổn định các protein tái tổ hợp, thí dụ như kháng thể (antibodies). Ngòai ra, chúng ta còn ghi nhận các tiện lợi khác như:
• Kích thược hạt đủ nhỏ để cho phép các protein tập họp
• Giá thành hạ so với mễ cốc khác, và năng suất sinh khối lớn
• Hạt được bảo vệ bởi lớp bao bên ngòai, làm giảm tỷ lệ hao hụt khi thu họach và bảo vệ chống lại sự xâm nhiễm của vi sinh
• Sản phẩm ngô có thể tồn trữ dễ dàng ở dạng hạt, bánh hoặc bột.
• Phát tán hạt phấn với khỏang cách vừa phải, hạt phấn ngắn, giảm thiếu tối đa hiện tượng dòng chảy của gen
Với những tiên lợi này, sử dụng ngô là nguồn sản sinh protein tái tổ hợp phục vụ dược phẩm có thể mang đến người sản xuất lợi nhuận. Bài viết trên http://dx.doi.org/10.1016/j.plantsci.2008.02.002

(Bùi Chí Bửu lược dịch)

RNAi với Virus gây bệnh tungro trên cây lúa

TINKHOAHOC. Bệnh tungro trên cây lúa là một vấn đề nghiêm trọng cho canh tác lúa ở Nam Á và Đông Nam Á. Người ta tin rằng sự mất mát hàng năm do bệnh này khỏang 10 tỷ USD. Bệnh này do hai lòai virus gây ra đồng thời: rice tungro bacilliform virus (RTBV) và rice tungro spherical virus (RTSV). Các nhà khoa học thuộc ĐH South Delhi, Ấn Độ đã ứng dụng phân tử RNA can thiệp như một giải pháp chống bệnh do RTBV. Họ đã phát triển một dòng lúa chuyển gen với sự tích tụ DNA của virus giảm xuống. Kết quả nghiên cứu này biểu hiện một bước tiến quan trọng trong sự phát triển tính kháng tungro của cây lúa trong điều kiện ở Ấn Độ. Dòng lúa này có thể được dùng làm vật liệu lai tạo chuyển transgene mục tiêu cho các giống lúa khác có tính trạng nông học tốt. Xem tạp chí Transgenic Research hoặc http://www.springerlink.com/content/58g8761t963q45u7/?p=a828bd9089ff47c9aac798d60d0b7052&pi=1

(Tin và bài Bùi Chí Bửu)

6/3/08

Chế phẩm hữu cơ sinh học AH, KH, NH "hóa giải" cái rét cho mạ và lúa

TINKHOAHOC. Trong đợt cứu lúa chết rét vụ xuân năm nay, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình cùng với UBND các huyện Kiên Xương, Thái Thuỵ đã mời cán bộ kỹ thuật của Cty CP Thanh Hà, tập huấn cho hàng trăm hộ nông dân sử dụng chế phẩm AH, NH, KH cứu lúa và mạ khỏi bị chết rét. Trước đó, Cty đã tiến hành cứu lúa bị chết rét cho gia đình anh Phạm Tiến Khắng tại xã Đông Mỹ (TP Thái Bình).

Trong đợt rét kéo dài nhất trong vòng nhiều năm qua xảy ra ở miền Bắc không những làm người nông dân đã nghèo lại thêm khổ, mà còn làm đau đầu các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo cấp cao. Đợt rét vừa qua không những làm hàng chục nghìn con trâu bò chết mà còn làm làm 104 nghìn ha trên tổng số 260 nghìn ha lúa vụ đông xuân đã cấy bị chết. Nếu không cấy kịp thời vụ đông xuân thì không chỉ người nông dân đói mà người dân nói chung đã chịu khổ vì giá xăng dầu tăng cao lại thêm giá lương thực leo thang. Vì vậy, tại cuộc cuộc họp giao ban Thường trực Chính phủ về tình hình rét đậm kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương tập trung phòng chống rét không để dân bị đói do rét.
Đối mặt với cái đói không chỉ là của người nông dân Thái Bình mà nông dân toàn miền Bắc trong vụ đông xuân này. Nông dân cần các nhà khoa học và các giải pháp kỹ thuật để cứu lúa. Với tinh thần ấy, ngành nông nghiệp Thái Bình đã từng được CtyCP Thanh Hà (DN được giải nhất VIFOTEC năm 2005 cho chế phẩm sinh học AH, KH, NH) cứu được lúa ngập úng, nay lại về cứu mạ và lúa bị rét. Năm trước Cty đã giúp bà con Thái Bình cứu lấy cánh đồng “chết” do bị mặn phèn ở huyện Kiến Xương đem lại những trái cà chua trĩu nặng, to đẹp, ngon ngọt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, rồi đến những hạt lúa chắc mẩy, bóng đẹp trên cánh đồng ngập úng của HTX An Ninh huyện Tiền Hải. Từ đó, bà con nông dân gọi chế phẩm sinh học AH, KH, NH của Cty CP Thanh Hà là “thần dược”.

Theo Ông Nguyễn Anh Kết, TGĐ CtyCP Thanh Hà- người đã từng lặn lộn với bà con Đồng bằng sông Cửu Long cứu được lúa vàng lùn, lùn xoắn lá, nay lại ra tay "hóa giải" cái rét cho rằng: nếu lúa chết khoảng 80% nhổ lên thấy rễ đen, nhưng phần gốc lúa gần rễ vẫn trắng là có thể cứu được. Biện pháp đầu tiên phải tháo kiệt nước sau đó phun thuốc. Dùng 2 gói chế phẩm pha 30lít nước lã, phun cho lúa và phun sát gốc, sau 3 -5 ngày phun đợt 2 và 7-10 ngày phun đợt 3 đảm bảo sẽ cứu được lúa bị rét. Ông Kết lưu ý bà con khi sử dụng chế phẩm AH, KH, NH tuyệt đối không được bón thêm bất cứ loại phân bón hoặc chế phẩm nào. Khi cây lúa đã hồi sinh phát triển bình thường nông dân lại chăm bón bình thường.

Trong đợt cứu lúa chết rét vụ xuân này, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình cùng với UBND các huyện Kiên Xương, Thái Thuỵ đã mời cán bộ kỹ thuật của Cty CP Thanh Hà, tập huấn cho hàng trăm hộ nông dân sử dụng chế phẩm AH, NH, KH cứu lúa và mạ khỏi bị chết rét. Trước đó, Cty đã tiến hành cứu lúa bị chết rét cho gia đình anh Phạm Tiến Khắng tại xã Đông Mỹ (TP Thái Bình). Theo anh Khắng cho biết: thửa ruộng 800m2 này, gia đình cấy giống Xi23, do cấy sớm gặp rét hại kéo dài, toàn bộ diện tích lúa chết tới 85%, sẽ phải gieo cấy lại, gia đình tình nguyện làm thí nghiệm trên thửa ruộng này.
Ông Phạm Đức Sáng, chủ nhiệm HTX Đông Mỹ cho biết: Vì làm thử nghiệm tại địa phương, chúng tôi không dám đưa ra diện tích lớn. Vụ này HTX chúng tôi có 80ha lúa chết, nếu cứu được thì tốt quá. Chúng tôi đã giải bài toán, nếu phải gieo cấy lại thì một sào cần 25 ngàn tiền thóc giống, công cấy phải mất tới 100ngàn đồng, rồi tiền phân bón khoảng 30 ngàn đồng, tối thiểu việc cấy lại cũng phải chi phí tới 150-155ngàn đ/sào. Còn cứu được lúa bằng chế phẩm AH, KH, NH thì theo hướng dẫn, chỉ cần từ 6-9 gói cho 3 lần phun, tổng số tiền mua chế phẩm từ 12-18ngàn đ/sào, kể cả công phun, công tháo kiệt nước cho ruộng chưa đến 50ngàn đ/sào, như vậy nông dân sẵn sàng dùng giải pháp này cứu lúa. Theo ông Sáng không chỉ đơn thuần là bài toán kinh tế, việc gieo cấy vụ xuân kịp thời vụ còn giúp cho nông dân chủ động được vụ mùa và làm vụ đông. Vì thế bài toán kinh tế sẽ có hiệu quả tác động tới 3 lần và quan trọng hơn là nông dân được tiếp cận với khoa học kỹ thuật. Đây là một giải pháp có hiệu quả ứng dụng nếu xảy ra những năm rét đậm rét hại lúa chết như năm nay.

Từ thửa ruộng của gia đình anh Khắng, nhiều hộ nông dân của xã Đông Mỹ đã tự nguyện mua chế phẩm AH, KH, NH cứu lúa. CtyCP Thanh Hà đã phải tổ chức một buổi hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân xã này. Hộ ông Phạm Văn Bộ ở đội 12 có 1 mẫu ruộng đã cấy 7 sào có nguy cơ xoá sổ vì lúa chết, đã tự nguyện mua chế phẩm đó cứu lúa. Hộ ông Vũ Xuân Thức ở xã Thái Hà (Thái Thuỵ) là người qua đường cũng dừng lại xem mô hình trên ruộng nhà ông Khắng và sau đã đề nghị Cty tặng một số gói chế phẩm đó cứu lúa của gia đình mình.
Với kinh nghiệm đã từng cứu được lúa bị úng ngập, mưa rét do thiên tai, đất mặn chua phèn, lúa vàng lùn xoắn lá, nghẽn đòng, cam bù chết lụi vì gân xanh lá vàng, địa lan thối rễ thối lá từ chế phẩm AH, KH, NH, hi vọng CtyCP Thanh Hà "hóa giải" thành công cái rét năm nay cho mạ và lúa đông xuân khỏi bị chết, đem lại niềm vui cho nhà nông. Những lúc mưa thuận gió hoà ít ai nhớ tới CtyCP Thanh Hà, nhưng lúc gặp nạn thiên tai là lúc Cty khẳng định được vị thế của mình cùng chia sẻ rủi ro với nông dân./.

Theo ICARD

Phương pháp mới làm tăng hàm lượng vitamin A của ngô

TINKHOAHOC. Các nhà khoa học Mỹ đã triển khai một phương pháp nhân giống ngô có thể làm tăng lượng vitamin A của ngô, đây là một tiến bộ có tiềm năng quan trọng đối với các khu vực trên thế giới còn ở tình trạng thiếu hụt vitamin A.

Sự thiếu hụt vitamin A là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến các chứng bệnh về mắt và các vấn đề sức khỏe khác tại các nước đang phát triển. Ngô là một loại cây lương thực chính, đặc biệt nổi trội ở phần lớn khu vực Mỹ Latinh và châu Phi cận Sahara, đó là những nơi có đến 30% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu vitamin A.

Các nhà khoa học muốn khắc phục vấn đề này bằng cách làm tăng, hay còn gọi là “củng cố sinh học” hàm lượng các chất dinh dưỡng đặc biệt trong cây trồng, như cây ngô. Ngô có chứa các tiền chất vitamin A, các hợp chất mang tên "provitamins" có chứa beta-carotene, là chất mà cơ thể sử dụng để tạo ra vitamin A.

Trong công trình đăng trên Tạp chí Science hôm 17/1, các nhà khoa học cho biết, họ đã xác định được một gen đột biến một cách tự nhiên có thể tăng cường hàm lượng provitamin A của ngô. Dựa trên cơ sở đó, họ đã triển khai một phương pháp ít tốn kém để chọn lọc nguyên liệu gốc cho nhân giống ngô với hàm lượng provitamin A cao nhất.

Việc chọn ra các giống có chứa gen đột biến này có thể làm tăng hàm lượng provitamin A trung bình lên gấp ba lần, theo các nhà nghiên cứu cho biết. Trên thế giới có hàng nghìn các giống ngô khác nhau và chúng khác nhau rất lớn về hàm lượng vitamin A. Loại ngô trắng không có chứa provitamin A, còn các giống ngô vàng có chứa các hàm lượng khác nhau.

Kỹ thuật hiện tại dùng để đánh giá hàm lượng provitamin A của các giống ngô có thể gây tốn kém cho các nhà nhân giống cây trồng, theo các nhà nghiên cứu cho biết, nhưng kỹ thuật mới này có giá rẻ hơn nhiều.

“Chúng tôi đã tìm ra một cách thức không tốn kém để phát hiện các giống ngô sẽ mang lại hàm lượng provitamin cao”, một trong số các Nhà nghiên cứu, Nhà di truyền học Edward Buckler, thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ và trường Đại học Cornell tại Ithaca, New York, cho biết. Ông cũng nói thêm rằng, phương pháp này không liên quan đến việc biến đổi gen của cây ngô.

“Ở nhiều nơi thuộc châu Phi, người dân ăn ngô ba bữa một ngày. Như vậy, họ có thể tăng được chất bổ dưỡng có trong đó, thậm chí là với một liều lượng rất nhỏ được bổ sung thêm vào”, Torbert Rocheford một giáo sư di truyền thực vật thuộc trường Đại học Illinois tại Urbana-Champaign, là người tham gia công trình nghiên cứu cho biết.

Website Hội Nông dân Việt Nam.

Khôi phục và nâng cao vị thế cây lương thực ăn củ

GS.TS. Nguyễn Văn Luật

TINKHOAHOC. Tiềm năng phát triển cây lương thực dạng củ chứa nhiều bột còn rất lớn. Các loài cây có củ rất phong phú, hàng mấy chục loài với hàng trăm giống được trồng, trong khi lúa chỉ có một loài chủ yếu Oryza sativa với hàng nghìn giống.

Cây có củ thích hợp trồng trên đất tốt, xấu; đất cát, thịt; khí hậu nóng, lạnh; ở vùng sườn núi, đồi; vùng trung du, đồng bằng; nơi hạn, úng; ở vùng chuyên canh, ở những mảnh đất "đầu thừa đuôi thẹo"; ở ven bờ rào, dưới bóng râm...

Từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới, sản lượng gạo của Việt Nam tăng nhanh đến dư ăn cho xuất khẩu, thì diện tích trồng cây có củ giảm dần. Ông cha ta đã nhắc nhở: "Ðược mùa chớ phụ ngô khoai". Thực tế cho thấy sản phẩm của cây có củ ngày một bày bán nhiều hơn trong chợ cũng như sạp hàng rong, có nhiều hơn trên mâm cơm của gia đình, không phải để ăn độn như khi thiếu đói, mà để ăn ngon hơn. Sản phẩm của tập đoàn cây ăn củ, tùy giống và cách chế biến, mà vừa thay một phần cơm, vừa làm rau, làm thực phẩm ngon lành, không nhiễm độc thuốc sâu hay dư lượng nitrat đạm như với rau ăn lá.

Việc phát triển cây ăn củ về chất lượng cũng như số lượng làm giảm lượng gạo tiêu dùng trong nước cho xuất khẩu. Theo một thông tin, năm 2007 này ta xuất khẩu gạo được 4,3 triệu tấn, thu về 1,4 tỷ USD. Dự báo năm 2008 ta có thể xuất 4,5 triệu tấn với giá còn cao hơn nữa. Theo dõi lượng gạo ăn của người dân ÐBSCL, vựa lúa lớn nhất của cả nước: năm 2000 dùng 2,7 triệu tấn gạo, các năm 2005, 2006 và 2007 là 2,4; 2,3 và 2,3 triệu tấn. Lượng gạo xuất ra khỏi vùng ở những năm tương ứng là: 6,2; 7,9; 7,4 và 8,2 triệu tấn. Quá trình giảm gạo tiêu dùng trong nước ở nhiều nước khác còn diễn ra nhanh hơn ở nước ta.

Ở Thái-lan, ở thập kỷ cuối của thế kỷ trước, lượng gạo xuất khẩu là năm triệu tấn, trên Việt Nam và nhất thế giới. Diện tích canh tác lúa của bạn nhiều gấp hai lần, trong khi dân số ít hơn nước ta vài chục triệu người. Năm 2006, Thái-lan xuất khẩu tới 7,5 triệu tấn gạo, diện tích canh tác lúa cũng giảm nhanh cho công nghiệp hóa, vẫn dùng chủ yếu là giống bản địa một năm một vụ như giống lúa Khaodokmali.

Tăng hiện diện của củ, quả, rau trong thực đơn hằng ngày là biện pháp khả thi nhất, nhanh nhất để làm cho bữa ăn văn minh và cân đối hơn, nhất là trong tình trạng "bão giá" làm giảm thịt, mỡ, trứng, cá. Lương thực ăn củ có thể luộc ăn liền, hay chế biến thông thường vẫn có thể dễ dàng dùng thêm để giảm cơm, như nấu canh, chiên rán, xào khoai tây, khoai lang, khoai môn, khoai sọ (khoai cau), khoai mỡ, sắn (củ mì), sắn dây (cắt căn), củ mài,...

Với hai cây ăn củ phổ biến là khoai lang và khoai tây, nếu tăng cường nghiên cứu cải tiến giống và kỹ thuật trồng trọt, cải tiến cách bảo quản và chế biến, sẽ có nhiều thực phẩm "khoái khẩu" hơn nữa, hấp dẫn người ăn tự nguyện dùng để giảm lương thực gạo.

Nhiều cây lương thực ăn củ khác được trồng trong những phạm vi hẹp hơn, nhưng đã phát triển tốt mà cây khác, kể cả lúa khó mà cạnh tranh được. Như ở những chân ruộng úng ngập, ở ven ao hồ kênh mương, có cây khoai bông, khoai nước (có lẽ là khoai môn) một thời là "cứu tinh" lương thực cho nhiều nơi. Người dân huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Ðịnh) và một số huyện khác, kể cả huyện Thanh Trì (Hà Nội), nhờ tranh thủ trồng cây ăn củ trên, đã vượt nạn đói trước cách mạng.

Ðang xuất hiện những mô hình trồng cây lương thực ăn củ có hiệu quả kinh tế hơn nhiều cây trồng truyền thống khác. Ðã có nơi nông dân vùng núi phía bắc trồng cây khoai môn có lời gấp rưỡi so với trồng mía và ngô trước đây. Tất nhiên trồng khoai thân thiện với môi trường hơn mía và ngô, vì mía và ngô đều cần nhiều phân hóa học. Ðịa bàn huyện An Biên, U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang) có mô hình trồng khoai môn ở vùng chịu ảnh hưởng của mặn, so với lúa trồng trước đó lãi gấp năm lần. Giá bán trung bình một kg khoai môn là 6.000 đồng, mỗi vụ khoai cho lợi nhuận từ 50-60 triệu đồng/ha. Khoai cho năng suất cao nhất trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, nhưng cũng chịu được bóng râm. Trồng xen vào vườn cây ăn quả vẫn có thu hoạch khá.

Báo Nhân dân Điện tử

Người theo dõi

Mời bạn cùng lên đường!

Mời bạn cùng lên đường!